Sunday, February 24, 2013

2.D : Văn Minh Cổ: Bài Học Từ Quá Khứ, phần 1




Văn Minh Cổ: 
Bài Học Từ Quá Khứ, Phần 1



Sự tuyệt chủng của Khủng Long cho đến ngày nay vẫn chưa có một kết luận nào dứt khoát. Giả thuyết cho rằng chúng bị xoá sạch trên địa cầu là do Thiên Thạch (asteroid); giả thuyết này đã được dạy trong các sách giáo khoa toàn thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là một giả thuyết vì không có bằng chứng. Giả thuyết này không vững lắm vì nếu thiên thạch tiêu diệt hết Khủng Long thì tại sao con người và các sinh vật cùng thời vẫn tồn tại ? 


Hố Thiên Thạch Tại Arizona, USA
Giả thuyết này ra đời năm 1980 do hai cha con Luis and Walter Alvarez đề xướng. Họ kết luận dựa vào lớp hoá chất có tên là Irinium sót lại tầng dưới của những Hố Thiên Thạch (crater) do sự va chạm gây nên. Irinium thường có trong các thiên thạch và dưới sâu trong lòng đất. 








Hố Thiên Thạch Tại Yucatan
Tuy nhiên, khoảng năm 1995-2000, một giáo sư Khoa Học Địa Chất (geoscience) tên là Gerta Keller (hình) tại Đại Học Princeton đã nghiên cứu Hố Thiên Thạch Yucatan, còn gọi là Chicxulub crater (Anh) (Việt), Mexico, đã tuyên bố là Khủng Long không hề bị diệt chủng vì thiên thạch. Sở dĩ cô ta nghiên cứu Hố này vì nó là một Hố Thiên Thạch to nhất thế giới với đường kính là 180 km (110 miles). Sự va chạm của một thiên thạch khổng lồ như vậy chắc chắn đã tạo nên ảnh hưởng vô cùng trầm trọng cho địa cầu bấy giờ. Sau khi phân tích địa chất tại Hố này, cô ta tuyên bố Thiên Thạch không phải là thủ phạm gây diệt chủng Khủng Long. Bởi vì Hố này đã có mặt trước khi cuộc diệt chủng xảy ra! (ý là sau đó vẫn còn Khủng Long mới có cuộc diệt chủng tập thể). Cô cho rằng chính Núi Lửa đã gây nên sự diệt chủng chứ không phải Thiên thạch. Nghiên cứu của cô Getar đã được đăng trên tạp chí uy tín National Geographic.

       Hai giả thuyết trên đã gây tranh cải rùm beng trong giới khoa học vì cái nào cũng hợp lý. Tuy nhiên, nghiên cứu của cô Getar chính xác hơn vì nếu một thiên thạch lớn nhất đã đâm vào địa cầu mà sau đó một thời gian rất lâu Khủng Long mới bị tuyệt chủng tập thể thì chứng minh Khủng Long không hề bị diệt bởi thiên thạch. Tuy nhiên, có một giả thuyết khác còn ly kỳ hơn hai giả thuyết trên nhưng không ai dám công khai công nhận. Lý do là vì nó có liên quan đến nhiều khía cạnh khác rất phức tạp. 


Các bạn có bao giờ đi thăm bảo tàng về Khủng Long bao giờ chưa? Nếu có, các bạn chắn chắc không biết một điều này: tất cả xương Khủng Long đều được phết một lớp Chì (lead) rất dày khi trưng bày ra công chúng. Lý do chúng phải được phết một lớp Chì vì hầu hết 90% xương Khủng Long đều có hàm lượng...phóng xạ (radioactive) rất cao. Lớp Chì này sẽ bảo vệ khách tham quan từ nguồn phóng xạ phát ra từ bộ xương của chúng. Trong trường hợp phóng xạ quá cao, họ thay thế chúng bằng xương giả (replica). Tài liệu (1) (2) 

       Các khoa học gia cho rằng chính tia Gamma từ mặt trời trong thời đại Khủng Long đã tạo nên những phóng xạ này. Họ cho rằng vì một lý do nào đó (?) mặt Trời xuyên thủng qua khí quyển và đã để lại nhiều phóng xạ trên những xương của chúng. 


       Xin nhắc lại là công bố của khoa học về thời đại của Khủng Long là từ 60 triệu năm là không đáng tin. Con số đó là do tự họ ước tính chứ không có bằng chứng. Trong phần 1.C, đã có bằng chứng về một con Khủng Long mới tìm được với da thịt tế bào còn tươi tốt. Có nghĩa là thời đại Khủng Long không thể nào quá 15,000 năm. (Phương pháp định tuổi của Carbon-14 (C-14) chỉ xa tới 50 ngàn năm; xa hơn là trở nên vô dụng vì Carbon trong di vật đều tan biến. Nếu không còn Carbon thì sẽ không biết vật đó bị huỷ hoại từ bao giờ). 



Một Nghi Vấn Về Sự Tuyệt Chủng:


Sự Tuyệt Chủng Trong Thời Kỳ Băng Giá
Trong lúc viết bài về các nền văn minh cổ, tôi thắc mắc là những nền văn minh lớn như Mayan, Inca, Sumerian, Cổ India, Ai-Cập, và ngay cả Atlantis,...sao lại bí mật biến mất không còn dấu vết. Tôi nghĩ là phải có một biến cố lớn đã xảy ra trong thời kỳ này. Nó có thể là do Siêu Núi Lửa, có thể Bão Mặt Trời. Tuy nhiên, sức mạnh của hai yếu tố này không đủ sức tiêu diệt một nền văn minh hay gây diệt chủng cho sinh-thực-vật. Nó phải là một biến cố nào đó có ảnh hưởng lâu dài liên quan đến khí hậu. Tất cả sự diệt chủng phải liên quan đến sự biến đổi khí hậu vì điều này khiến nguồn thực phẫm bị cạn kiệt. Từ đó, tôi tìm hiểu về khí hậu trong thời gian này.

       Cách đây 10-15,000 năm trước, tự nhiên có một thời kỳ lạnh khủng khiếp gọi là 'Big Freeze' kéo dài 1300 năm gọi là Thời kỳ Dryas.

Trong giai đọan này đã có những biến cố như sau:

  • San Hô có khả năng hút phóng xạ rất cao. Khi thử nghiệm C-14, người ta thấy hóa thạch San Hô đang hàm chứa một lượng phóng xạ từ 1.5 triệu đơn vị nhảy vọt lên 4 triệu đơn vị trong thời gian này.
  • Khí hậu trở nên lạnh bất thường và đột ngột. Nhiệt độ giảm xuống từ 5-10˚C. Có sự xáo trộn khí hậu trong thời gian này. Trong link này có một đoạn tạm dịch sau: "Có chuyện gì đó đã xảy ra 12 ngàn năm trước khiến khí hậu giảm xuống 7˚C, quét sạch toàn bộ loài voi và nhiều giống khác. Các nhà Khoa Học không biết chính xác chuyện gì đã gây nên biến cố này..."   Something also happened 12,000 years ago where the average temperature dropped by 7 degrees, wiping out the woolly mammoth and several species of mammals. Scientist are not exactly certain as to what might have caused this event...
  • Loài voi Mammoth và nhiều cây cỏ bị diệt chủng. Trong bài này (ngó con số trong đó, khỏi cần đọc cho mệt), có nói voi Mammoths bị tuyệt chủng trong thời gian 15,000 năm trước . Chúng không biến mất vì lạnh mà vì không còn cỏ ăn do sự băng giá.
  • Nhiều loại thú to lớn bị diệt chủng trong đó có Khủng Long. Như đầu bài đã viết, xương của chúng đã có mức phóng xạ rất cao.
  • Một nghiên cưứ của Đại Học Copenhagen dưới đáy các Hồ tại Scandinavia cho thấy sự nhảy vọt của lượng phóng xạ trong thời gian này.
  • Tại Bắc Mỹ, các thú vật lớn (megafauna) bị một cuộc diệt chủng nghiêm trọng và toàn diện đối với loài ăn cỏ như Mammoths, Lạc Đà, Ngựa, Nai... Đây là danh sách một số thú bị tuyệt chủng (theo các di tích/hoá thạch)
  • Sự diệt chủng cũng xảy ra tại Âu Châu, Phi Châu, và Trung Á (Middle East) trong thời gian này.
Tờ báo National Geographic, trong đọan cuối đã viết rằng : Phóng xạ có thể gây nguy hại đến sinh vật thực vật qua sự biến thái DNA hoặc gây biến đổi khí hậu.

Vậy thì trong khoảng thời gian từ 10-15 ngàn năm này, đã có một tác động tạo Áp Xuất dữ dội gây nên sự xáo trộn khí hậu, đưa đến băng giá kéo dài cả ngàn năm. Sự giá lạnh cùng ảnh hưởng phóng xạ chính là thủ phạm đã tạo nên sự diệt chủng của Khủng Long. Chưa có một bằng chứng nào kết luận rằng thời kỳ băng giá này là một biến cố do thiên nhiên.


  • Từ đầu bài, tôi nói về xương Khủng Long chứa nhiều phóng xạ vì bởi chúng đã bị chết một phần vì phóng xạ. Số còn lại thì không chịu nổi sự thay đổi khí hậu đưa đến sự băng giá trong thời đại Dryas. Tại Pháp, người ta đào được những trứng của nó với vỏ rất mỏng, có nghĩa là chúng không đủ Calcium khiến phôi thai không thể tạo nên xương. Hiện tượng vỏ mỏng là kết quả của sự biến đổi áp suất trầm trọng trong không khí và thực phẫm bị nhiểm độc. Người ta thấy có biến đổi DNA của tế bào trong trứng. Tất cả đều do hậu quả của phóng xạ để lại.

Gastroliths
  • Đá Gastroliths: đây là loại đá mà Khủng Long thường ăn để giúp cho sự tiêu hoá. Chúng ăn đá này để xay nhuyễn thức ăn trong bao tử và sau đó khạc đá ra trở lại. Ở những nơi tìm được các Khủng Long bị chết, người ta không hề thấy đá này trong bao tử, hoặc trong các hoá thạch ói ra chung quanh. Có nghĩa là chúng đã bị ói mửa trầm trọng và đưa đến cái chết do bị trực tiếp tiếp xúc với phóng xạ. Sự hiện diện của chất phóng xạ đã gây nên cái chết đồng loạt cuả chúng. (một trong những triệu chứng phóng xạ là bị ói mữa)
O O O


Dựa trên những dữ kiện trên, chúng ta có thể đưa một giả thuyết nữa, đó là Tiền Nhân của chúng ta đã xử dụng... Vũ Khí Nguyên Tử !!! Phải, có thể trong quá khứ, đã xảy ra một cuộc tranh chấp giữa các nền văn minh và Họ đã tiêu diệt nhau bằng vũ khí Nguyên Tử. Phóng xạ đã hiện diện khắp nơi trong thời đại của họ, thời đại Ryas, 10 -15,000 năm trước. Phóng xạ trong xương Khủng Long, phóng xạ trong San Hô, trong cây cỏ, dưới đáy các Hồ Nước. Chiến tranh Nguyên Tử đã xoá bỏ những nền văn minh trong thời đại đó, và sau đó đã gây đảo lộn khí hậu địa cầu, mang lại sự băng giá trong một thời gian dài khiến cây cỏ và thú vật bị tuyệt chủng cùng với Khủng Long. Giai đoạn này trùng hợp với sự hiện diện của Inca, Mayan, cổ Ấn, cổ Ai-Cập, và Atlantis....Những nền văn minh này như trong các phần trước cho thấy, đã có khả năng sản xuất nguyên tử lực và phi cơ.

       Khoa học chính thống thì đưa ra ba giả thuyết đó là Thiên Thạch, Siêu Núi Lửa, và Bảo Mặt Trời. Nhưng chúng ta cũng có thể đưa ra giả thuyết thứ tư đó là đã từng có một sự bùng nổ của vũ khí Hạch Tâm và Nguyên Tử trong quá khứ. Những vụ đọ sức của chiến tranh Nguyên Tử đã gởi hàng triệu tấn khói bụi vào khí quyển. Những đám Mây bụi khổng lồ đã che lấp mặt trời trong nhiều năm khiến thời kỳ đó đã trở nên băng giá suốt 1000 năm.



Một Tuyên bố chính thức:

Năm 1909, một nhà Vật Lý Nguyên Tử đã đoạt giải Nobel về hoá học tên là Frederick Soddy viết trong cuốn Interpretation of Radium (Lý Giải Phóng Xạ) như sau: "Tôi tin rằng đã có những nền văn minh trong quá khứ đã quen thuộc với năng lượng Nguyên Tử, và bởi đã xử dụng sai lầm, Họ đã bị tiêu diệt hoàn toàn."  

"I believe that there have been civilisations in
the past were familiar with atomic energy,
and that by misusing it they were totally destroyed."

       Lời tuyên bố của một nhà bác học về nguyên tử đã đoạt giải Nobel năm 1921 không phải là chuyện đùa. Ông đã thấy gì và đã tìm được bằng chứng gì mới dám tuyên bố như vậy. Tuy nhiên vào thời của ông, thuyết Tiến Hoá của Darwin có ảnh hưởng rất mạnh trong giới khoa học. Ông Frederick chỉ nói là " Tôi tin..." chứ không dám đưa ra chứng cớ vì nó sẽ tạo ra phản ứng vô cùng bất lợi. 



Rajasthan, India:

       Khi chánh phủ India cho khai hoang 1 khu vực tại Rajasthan để xây nhà cửa. Sau đó một thời gian, nơi này lại xảy ra những hiện tượng quái thai, xẩy thai rất cao và ung thư. Tìm hiểu nguyên do thì người ta đã tìm thấy một lớp tro có chứa phóng xạ bao phũ 5 cây số vuông theo hình tròn. Chánh phủ India liền di tản tất cả dân cư ra khỏi khu vực và cô lập hoàn toàn nơi đây vì mức phóng xạ. Đây là bản báo cáo nghiên cứu về tình hình phóng xạ tại thành phố này vào năm 2010.


Sa Mạc Gobi

Cái chết bất thình lình, Gobi 1971
Năm 1971, đoàn thám hiểm tìm được nguyên vẹn bộ xương hoá thạch của 2 con Khủng Long đang đánh nhau tại sa mạc Gobi của Mông Cổ. Chúng vẫn trong tư thế đánh nhau trong lúc chết. Có một biến cố bất thình lình nào đó đã xảy đến khiến chúng chết tức khắc không kịp nhả ra. Nghiên cứu thêm cho thấy lưng của chúng cong lại như là co rút bắp thịt dử dội. Chất phóng xạ ảnh hưởng rất mạnh trực tiếp vào các phần tử hoá học có nguyên tố cao, và thành phần có nguyên tố cao nhiều nhất là calcium và potassium. Cơ thịt của sinh vật đều xử dụng calcium và potassium, và phóng xạ đã khiến cơ thịt của hai con Khủng Long này co rút lưng của chúng. Dù giải thích ra sao, hoá thạch cho thấy đã có một biến cố gì đó ập xuống một cách bất thình lình khiến chúng chết cấp kỳ. Ông nằm trên miệng còn cắn tay ông kia. Ông nằm dưới chân còn ráng đạp ra. (Liệt kê của trang Khảo Cổ trường hợp này). 


Đá Thuỷ Tinh:



Desert Glass Tại Sa Mạc Lybia
Có một hiện tượng bất thường khác được gọi là Vitrified StoneDesert Glass. Vitrified Stone là một loại đá có bề mặt giống như kim loại, rất trơn láng. Còn Desert Glass là tên gọi của loại thuỷ tinh rất đẹp ngoài sa mạc. Ngoài ra, còn một thứ khác hiếm hơn gọi là Tektites. Cả Ba loại này đều có một điểm chung: chúng được hình thành bởi một sức nóng kinh khủng! Từ 3000˚C (5432˚F) trở lên. Sức nóng sẽ khiến cát hoặc đá chảy ra và quện lại thành nhiều viên thuỷ tinh. Trong trang Wikipedia có định nghĩa rỏ ràng:

 "...chúng đã được tạo nên bởi cát khi gặp phải 
nhiệt phóng xạ từ một vụ nổ nguyên tử".

 ...which is created from sand exposed to 
the thermal radiation of a nuclear explosion.


Desert Glass hiện diện nhiều nhất tại sa mạc Ai-cập và Lybia. Phía Nam của thủ đô Cairo, người ta thấy loại này trãi dài hàng cây số. Năm 1932, nhà địa chất Patrick Clayton tìm thấy tại sa mạc Lybia loại thuỷ tinh này, vì vậy ngày nay nó có tên là Lybia Desert Glass












Đá Vitrified tại Peru
Còn Vitrified Stone thì được tìm thấy rất nhiều tại Nam Mỹ, trong khu vực của người Inca, Mayan, và Aztec. Tại Peru, người Inca đã dùng đá thường để xây cất đền thờ. Nhưng có một biến cố nhiệt năng nào đó đã làm chảy những phiến đá này trở nên bóng láng như kim loại. Chữ Vitrify có nghĩa là một vật được tạo thành giống như gương kính bởi sức nóng. Nhiệt lượng cao đã biến đổi bề mặt hoặc làm chảy bề mặt khiến nó trơn tru như thuỷ tinh. Trong những hình này là đá của đền thờ đã bị vitrify.



Nguyên đồi cát biến thành thuỷ tinh
tại Sa Mạc Egypt 
(bấm hình xem to)
Những hiện tượng Vitrified Stone và Desert Glass đã xảy ra tại Ấn Độ, Ai Cập, Lybia, Turkey, Nam Mỹ, Iran... Cho đến nay, khoa học không thể giải thích được nguyên nhân. Những cồn cát tại Ai-Cập (xem hình bên) chỉ có thể tạo ra bởi ít nhất 3,500˚C (6332˚F). Chỉ có sức nóng khủng khiếp mới biến chúng trở nên như vậy, vậy thì sức nóng đó từ đâu ra? (Lưu ý: những vùng này không có núi lửa và hố thiên thạch). Chắc chắn những nền văn minh cổ đã không thể làm ra loại đá này, ngay cả chúng ta hiện tại cũng không thể tạo được! Nhưng mà...thật ra chúng ta đã nhiều lần tình cờ làm được.

Tờ báo New York Herald Tribune phát hành ngày 16 tháng 2, 1947 có viết một đoạn như sau:


"Khi quả Bom Nguyên Tử đầu tiên nổ tại New Mexico, cát của sa mạc đã chảy ra và trở nên thuỷ tinh".

(When the first atomic bomb exploded in New Mexico, 
the desert sand turned to fused green glass)



Trinitite Rock
Vào tháng 7 năm 1945, trái bom nguyên tử đầu tiên được đem ra thí nghiệm tại sa mạc của bang New Mexico. Tên của thí nghiệm này là Trinitite. Sau khi thí nghiệm, người ta thấy vô số các loại đá như thuỷ tinh đã hình thành nơi bom nguyên tử phát nổ. Loại đá này không đẹp như tại Lybia và Ai Cập vì cát hai nơi có thành phần hoá học khác nhau. Chúng được gọi là Trinitite Rock.

Không có một giải thích hợp lý nào khác về sự kiện cát đá hoá thuỷ tinh tại những nơi không có núi lửa hoặc thiên thạch. Chúng không thể tự nhiên có. Vitrified Stone và Desert Glass chính là hậu quả của sự tranh chấp giữa những nền văn minh cổ.


Sa Mạc Sahara:


Sahara là một sa mạc nóng nhất thế giới với hơn 9 triệu cây số vuông trãi dài từ biển Hồng Hải tới Đại Tây Dương với 12 quốc gia trong đó có Lybia và Ai Cập. Khí hậu tại đây ban ngày thì nóng tới 60˚C (140˚F) và hình thành khoảng 10 ngàn năm trước (khoảng cuối thời đại Dryas).



Hậu Quả Của Phóng Xạ ?
Sahara, theo nghiên cứu thì đã từng một thời là địa đàng với cây cỏ xanh um cùng vô số chim muông thú vật. Nó cũng từng là một nơi phong phú nhất về các gien di truyền của chủng loại người. Nhiều ngàn năm trước, Sahara có khí hậu nhiệt đới ẩm thấp với rất nhiều rừng rập, nhiều mưa, và sông lạch. Cũng tại khu vực này, các nhà Nhân Chủng Học tuyên bố là nơi phát xuất ra loài Người vì những di tích xương cốt cổ xưa nhất đều tìm thấy tại Phi Châu. Đã từ lâu, người ta cho rằng Vườn Địa Đàng nằm trong khu vực này. Sahara quả thật đã từng là khu vực trù phú đầy sức sống trong quá khứ vì nó có cùng một khí hậu như rừng Amazon (đối nhau qua Xích Đạo). Ngày nay Sahara đã trở nên một nơi khô cằn khắc nghiệt nhất trên thế giới. Không ai giải thích được vì lý do nào nó đã trở thành sa mạc và sau hơn 10 ngàn năm, nó vẫn không thể phục hồi lại như xưa. Tại nơi đây, nhiều nền văn minh cổ của Iraq, Lybia, Lemuria, Ai Cập, Atlantis, ... đã một thời vang bóng rồi tàn theo cát bụi cùng với Sahara. Một vùng đất trù phú nhất, đã trở thành đất chết để lại nhiều Desert Glass trên sa mạc tại Lybia và Ai Cập có liên quan gì đến vũ khí Nguyên Tử ? Cả một vùng trắng xoá trên bản đồ là hậu quả của phóng xạ nguyên tử chăng ?

Các bạn xem phần tới rồi sẽ biết !


   -=Starboy=-
24 tháng 2, 2013




 
Xem tiếp Văn Minh Cổ : 
Bài Học Từ Quá Khứ, Phần 2






5 comments:

  1. hay qúa,giải thích rất hợp lí và lôgic chứng cứ rõ ràng.ngoài ra mình cũng tham khảo nhiều tài liệu và cũng được biết là phóng xạ có liên quan tới nhiều nền văn minh cổ mà trong bài đã tập hợp đầy đủ.

    mình cũng tin là loài khủng long và loài người tồn tại cùng với loài người vv.................

    nhưng mình cũng được biết trong quá khứ cũng có 1 trận lụt đại hồng thủy mà các nền văn minh cũng có nói tới,ngoài ra còn có cả thuyền Noah khổng lồ nữa vv.................

    mình đọc từ đầu đến giờ mọi thứ đều rất lôgic hợp lí phù hợp với những thông tin mà mình biết trước đó.cảm ơn bạn

    nick chat mình là boynhutnhat_timgirlmanhme@yahoo.com rất vui được làm quen với bạn

    ReplyDelete
  2. Cám ơn bạn đã ghé thăm và đọc bài. Hân hạnh được quen với bạn. bạn cứ canh bài đọc tiếp nha, còn nhiều cái ly kỳ lắm.

    ReplyDelete
  3. Thanks anh! Sớm ra phần tiếp theo nhà :)

    ReplyDelete
  4. Bài viết công phu, khoa học nhưng lại rất thoáng và bay bổng. Cảm ơn.
    TB: Có lẽ bạn đã biết Lobsang Rampa ("Thư ký riêng" một thời của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14). Nếu rảnh rỗi bạn xem thử 2 tác phẩm sau:
    - Chapters of Life (Đặc biệt là chương 7)
    - Beyond the tenth (Chương 4)

    ReplyDelete
  5. Cám ơn bạn Avalokitesvara đã đọc và có được những giây phút thoải mái. Sb lúc xưa tầm đạo có đọc qua 1 cuốn, say mê lắm, như chính mình đã sống trong đó. Nhưng giờ thì quên hết rồi, bởi vì... sb đang được sống trong đó. Bạn hiểu sb nói gì không?

    ReplyDelete