Sunday, February 10, 2013

2.C : Văn Minh Cổ: Phi Thuyền Phần 1




Văn Minh Cổ: 
Phi Thuyền Phần 1


       Phần trước, chúng ta đã có cơ hội xem qua nhiều di tích khảo cổ về khoa học kỹ thuật của nhiều nền văn minh từ nhiều ngàn năm trước. Những di tích này chỉ là một phần rất nhỏ còn sót lại nhưng cũng đủ cho ta thấy trí óc của con người ở thời đại nào cũng giống nhau. Chỉ cần một thời gian ngắn liên tục là con người có khả năng phát triển tột bực. Vì vậy, không nên chủ quan cho rằng chỉ có thời đại này là văn minh nhất trong lịch sử loài người. Nếu chúng ta đã đưa được người lên tận mặt Trăng (?) và Hỏa Tinh (?) thì nhiều ngàn năm trước, cũng có thể cổ nhân đã thực hiện được.

       Mỗi thời đại đều có nét đặc sắc của nó. Không có thời đại nào phát triển giống thời đại nào. Ví dụ trong bài trước nói về kỹ thuật Cắt Xén Đá, xây Kim Tự Tháp, Thiên Văn không cần máy móc, Điện Lực không Dây, vân vân...thời đại đó họ làm một cách dễ dàng nhưng chúng ta không làm được. Ngược lại nhiều cái chúng ta đang có thì Họ không làm được. Dưới mặt trời không có gì là mới hết, mọi việc đều có thể xảy ra với trí tuệ kỳ diệu của con người.

       Trong phần này, chúng ta sẽ khảo sát những di tích về khoa học không gian của những nền văn minh xưa.


1. VIMANA


      Hầu như trong tất cả những bộ kinh thư cổ của Ấn đều nhắc đến những vật bay (Vimana) qua những cuốc chiến khốc liệt. Chiến tranh giữa các Vương quốc thời đó, chiến tranh với các nước lân bang. Nhiều tài liệu khác còn nói là Vương quốc Rama (cổ Ấn) đã đụng độ với Atlantis hơn 10,000 năm trước, và hai bên đã xử dụng tới nguyên tử lực cùng nhiều phi cơ có sức tàn phá dữ dội. Tuy nhiên, tôi không viết về văn minh Atlantis vì Atlantis có thể là một huyền thoại do triết gia Plato đặt ra. Tôi đã mất nhiều thời gian để nghiên cứu về Atlantis trong ngành Khảo Cổ nhưng không tìm được chứng tích. Nếu không có bằng chứng cụ thể được xác nhận bởi giới khảo cổ thì không thể đem vào bài được.



Vimana (Việt ngữ) có nghĩa là Vật Bay, được dùng rất nhiều trong những cổ thư của Ấn Độ, trong đó có cuốn Mahabharata (Việt ngữ) được viết cách đây 2500 năm trước. Cổ thư này được dịch sang Anh Ngữ vào năm 1883. Nó viết bằng tiếng Phạn (cổ ngữ Ấn), chứa hơn 70 ngàn câu hát vè, với khoảng 1.8 triệu chữ. Mahabharata được coi là một bộ sách sử của cổ Ấn chép lại những cuộc chiến của các Vương Quốc 10 ngàn năm trước Công Nguyên. Trong đó, nó bao gồm về Khoa Học, Địa dư, Lịch sử, Vũ khí, Tôn giáo, và Đạo Đức. Nó cũng viết về các lục địa của trái đất, các hành tinh khác, hàng trăm Vương Quốc, các Bộ tộc, và chiến lược Quân sự.

       Bộ kinh thư này gom gọn lại những truyền thuyết đã được truyền miệng lại qua nhiều thế hệ từ thời cổ xưa. Nó kể lại những Vật Bay (Vimana) mà các 'Thần' xử dụng và những trận chiến ác liệt với những vũ khí tàn bạo giống như hoả tiển, các tia năng lực tự phóng, và các loại 'bom' tiêu diệt hàng loạt.

       Khi mở đầu một buổi nói chuyện về Cổ Thư này, Đại tá Henry S. Olcott, một triết gia, luật sư, nhà văn, đã nói rằng: "Người cổ Hindu (những sắc dân bao gồm India, Pakistan, và Bangladesh hiện tại) đã thông hiểu không gian, không những làm chủ được nó, mà họ còn lâm chiến như diều hâu trên các tầng mây. Họ ắt hẳn đã biết mọi nghệ thuật và khoa học, bao gồm những tầng khí quyển, độ ẩm, mật độ, và hấp lực của từng loại khí..."

       Trong cổ thư này, có rất nhiều đoạn nói về những trận chiến xảy ra trên không trung, ví dụ có đoạn viết : "một vị Tướng tên Bhima đã bay trên Vimana (vật bay) với ánh sáng chói như mặt trời và phát ra âm thanh như sấm sét".


Vaimanika Shastra
(VYMAANIKA-SHAASTRA)

       Vào khoảng năm 1875, người ta khám phá trong một đền thờ một cổ thư viết bằng cổ ngữ Ấn có tên là Anshu Bodhini, được ghi chép lại 400 năm trước Công Nguyên (400 B.C) . Cuốn sách này nói về việc xử dụng các loại cổ Phi Thuyền, bao gồm cách điều khiển, bay đường dài, bảo vệ phi cơ không bị sét đánh, và làm cách nào chuyển động cơ sang hệ năng lượng mặt trời hoặc năng lượng thiên nhiên, có thể là loại động cơ chống hấp lực trái đất (anti gravity).


Maharishi Baradwaja
Tác giả cổ thư này là Maharishi Bharadwaja, một thiền sư rất nhiều quyền năng trong thời đại cổ Ấn (4-10 ngàn năm trước), đã được lịch sử Ấn Độ hiện đại nhắc đến rất nhiều như một vị Thánh. Ông là một Đạo sĩ, một chuyên gia cơ khí, và cũng là tác giả một bộ sách vĩ đại nói về cơ khí có tên là Yantra Sarwaswa (Cơ Khí Toàn Thư). Toàn bộ sách này đã thất lạc không ai tìm được, chỉ sót lại phần nhỏ. Nguyên thuỷ của cuốn Anshu Bodhini có đề cập đến 339 loại xe trên bộ, 783 loại tàu bè, và 101 loại phi cơ khác nhau.



Năm 1903, một học giả Ấn tên là Subbaraya Shastry đã thu góp tất cả tinh hoa của cuốn đó và lấy tên là Vaimanika Shastra, có nghĩa là "Khoa Học Phi Thuyền Không Gian". Cuốn sách đã được tiết lộ bởi viên giám đốc Học Viện Nghiên Cứu Ấn Độ, ông G.R. Josyer vào năm 1952. Ông Josyer nói rằng đã sưu tầm được nhiều cổ thư có lịch sử đến vài ngàn năm. Bộ sưu tầm này nói đầy về Vimana (Phi Thuyền) và kỹ thuật chế tạo nó. Riêng cuốn Vaimanika Shastra đã được dịch sang tiếng Ấn (Hindi) năm 1959, và nguyên bản đã xuất hiện trong Bảo tàng Rajakiya Sanskrit năm 1944. Nó gồm có 3000 câu vè trong 8 chương, và được coi là chứng tích của một lý thuyết cổ phi hành gia. Năm 1973, ông Josyer đã dịch nó sang Anh ngữ với tựa đề là "Khoa Học Phi Thuyền Không Gian, Bản Văn Từ Tiền Sử", cũng phát hành cùng năm với mức rất là giới hạn.

       Vaimanika Shastra mô tả rất nhiều và rất chi tiết về các loai phi cơ, bao gồm định nghĩa từng phi cơ, phi công, lộ trình bay, thực phẩm, quần áo, các loại hợp kim, sản phẩm từ kim loại, gương (kính) và cách xử dụng trong chiến tranh, nhiều lọai máy móc khác. Vaimanika chỉ là phần nhỏ (1/40) từ cổ thư Yantra Sarvaswa (Cơ Khí Toàn Thư)


Các Loại Phi Thuyền

      Trong cuốn Cơ Khí Toàn Thư, Phi Thuyền được chia làm ra làm 3 hạng: loại đi trong khoảng cách ngắn, loại đi qua lại các vương quốc, và loại đi từ hành tinh này qua hành tinh khác. Mỗi hạng có 2 loại là dân dụng và quân sự.

       Cổ thư này hoàn toàn nói về Phi Thuyền Không Gian, với công thức chế tạo nhiều loại phi thuyền dân dụng và cho chiến tranh. Có 25 loại Vimana (vật bay/lặn/xe) khác nhau, trong đó có 4 loại phi cơ là chi tiết nhất có tên là Tripura, Rukma, Sundara, Shakuna. Chúng được mô tả rất chi tiết từ kim loại gì, chế tạo cách nào, sức nặng, và mục tiêu xử dụng. Hệ thống năng lực đẩy Rimana bao gồm động cơ cánh quạt, động cơ phản lực, thủy ngân và năng lượng mặt trời.

Rukma Vimana
Chiếc này là loại Thủy Phi Cơ, nổi trên nước và bay trên không trung. Rukma có nghĩa là màu Vàng. Dùng năng lương mặt trời. Bánh đáp có thể thu vào mở ra. Có thể tăng tốc lên đến 725 dặm một giờ.







Sundara Vimana
Gồm 8 bộ phận chánh.Đặc điểm của nó là dùng sức đẩy phản lực. Một loại hỗn hợp của 3 loại dầu dùng làm nhiên liệu cùng với năng lượng mặt trời. Vỏ bọc làm bằng hợp kim. Nó có 5 động cơ, máy phát điện, máy phát gió, ống thải khói, và máy tạo nhiệt.











Tripura Vimana
Chiếc này có thể lặn dưới nước, chạy trên bờ và bay trên không. Động cơ dùng năng lượng mặt trời. Hợp kim cực kỳ nhẹ và có khả năng chống phóng xạ, chống lửa, chống thấm nước. 3 tầng. 








Shakuna Vimana
Loại này dùng khí đốt năng lượng để tạo ra sức quay cho chong chóng. Gồm 28 bộ phận, có sàn rộng, các cột trụ rỗng, 4 máy phát nhiệt, máy hút không khí qua các đường ống, nồi hơi nước, máy phát điện, 2 cánh, bồn nhiên liệu, động cơ tạo gió.




Một loại Thành Phố Nổi trong cổ thư
Ngoài ra, còn nhiều loại Vimana khác thiết kế như máy bay trực thăng, dùng để chở vật liệu như thuốc nổ và vũ khí. Có loại mô tả như điếu xì-gà. Có loại hai tầng có thể chở tới 400 người. Có một đoạn nói rất chi tiết về 31 bộ phận thiết yếu và 16 loại hợp kim (alloys) mà theo cổ thư đó nói rằng "không thể phá vỡ, không thể cắt, không cháy, và không thể tiêu diệt". Các bạn có nhớ trong phần 1C, người Ấn Độ vẫn còn cái Trụ kim lọai không rỉ sét sau 1000 năm không? Có thể đây là một trong những chứng tích của những hợp kim này. 







       Ngoài ra, cổ thư còn đề cập đến kỹ thuật tàng hình cho phi cơ và thiết kế cho phi công thấy được phi cơ kẻ thù, nghe được luôn họ nói gì, giống như radar. Suốt 8 chương của cổ thư đều nói về chi tiết cách chế tạo phi cơ, dùng bay trên không, lặn dưới nước, hoặc nổi trên mặt nước. Một phiên bản khác của Đề Đốc M.P.Rao từ Hội Hàng Không Ấn Độ (Aeronautical Society of India) cũng trích dịch trở lại cổ thư. Trong đó, Ông tóm gọn lại như một cẫm nang của Vimana. Các phần gồm có:


  • Huấn luyện phi công Vimana: am tường phi cơ, điều kiện sức khỏe ra sao, phải ăn những gì, quần áo loại gì để thích hợp với độ cao, chống lửa, chống lạnh: lụa, mica, da,..
  • Chi tiết 32 hệ thống điều hành trên phi cơ. 
  • Những bí mật của Vimana.
  • Kim loại chống lửa, chống nhiệt, không dẫn điện.
  • những bí mật về Radar, tàng hình, chiến lược tác chiến, bay trong khí hậu khắc nghiệt,...
  • Các tầng khí quyển: 5 tầng và tầng nào có năng lượng để xử dụng, tầng nào có nhiều gío, tầng nào có sức nóng mặt trời, tầng nào có luồng khí lạnh, tầng nào gió hay cuộn vào nhau,...
  • Hấp lực trái đất và Từ trường.
  • Bão Mặt Trời và hấp lực của nó.
  • Hấp lực Mặt Trăng.
  • Các lực trong vũ trụ và các hành tinh.
  • ngoài ra còn 500 nguyên tắc, quy luật về phi hành.
Và còn rất nhiều những cái khác và mỗi chương rất là chi tiết. Các bạn có thể tham khảo thêm trang này của Đề Đốc M.P.Rao






Khoa Học Không Gian 1:



Một loại Dĩa Bay Vinama theo Cổ Thư
Năm 1991, một phiên bản khác do David Childress xuất bản có tên là Vimana Aircraft of Ancient India & Atlantis (Phi Thuyền Vimana của Cổ Ấn và Atlantis) tóm gọn những kỹ thuật từ cổ thư, có 8 chương như sau:
  • Những bí mật chế tạo phi thuyền không thể vỡ, không cháy, và không thể tiêu diệt.
  • Bí mật giúp phi thuyền đứng yên trên không.
  • Bí mật khiến phi thuyền tàng hình
  • Cách nghe lén và dò âm thanh trong phi thuyền địch.
  • Cách thu hình ảnh bên trong phi thuyền địch.
  • Định hướng đường bay của phi thuyền địch.
  • Phương pháp gây bất tỉnh kẻ thù bên trong phi thuyền của họ
  • Chiến thuật tiêu diệt phi thuyền địch.
       Childress nói rằng đã tìm được bằng chứng về việc xử dụng "Cơ Khí Xoáy Thủy Ngân" (Mercury Vortex Engine) trong cổ thư Samarangana Sutradhara được viết 3000 năm trước bởi Vua Bhoja Dhar trong phần Kiến Trúc.


Khoa Học Không Gian 2:

       Sau đây là những tư tưởng lạ lùng xử dụng trong chiến tranh đã ghi trong những cổ thư, nó tương tự như "Binh Thư Yếu Lược" của Đức Trần Hưng Đạo:


Meghotpatti prakarana - xử dụng Mây và năng lực của Mây. 12 loại Mây, đặc tính của nó, 12 loại Mưa, 64 loại Sét , 32 loại Sấm khác nhau.

Dhooma prakarana - giải thích các xử dụng 'ảo hình 3 chiều' (hologram) 

Tylaprakarana - giải thích cách tạo Holograms của núi, rắn, sư tử, cọp,... để gây sợ hãi và bối rối cho kẻ thù.

Amshubodhinee - xử dụng tia nắng mặt trời và ánh sáng để khai thác năng lượng.

Darpana Prakarana - dùng gương và lăng kính để tạo hiệu ứng. 

Shadgarbha-viveka - dùng khói mù để tạo vũ khí tấn công qua sự nạp điện.

Rig-hridaya - dùng hơi độc.

Shabda Prakaashikaa - dùng cơ khí và điện tử để tạo âm thanh gây đau đớn, chấn động kẻ thù. 

Sowdaaminee kalaa’ - khoa học truyền hình, dò quét bên trong núi, trái đất và không gian. Máy bắt âm thanh.

Dhundinatha/Valmeeki Ganita - về khí quyển, đường bay, và sự xáo trộn áp xuất trong không khí khi bay.


Khoa Học Không Gian 3 : Tàng Hình

       Kỹ thuật dùng cho phi thuyền tàng hình của cổ Ấn cũng được ghi chép rất rỏ ràng, tôi xin tóm lược.

       Một hợp kim/hóa chất có tên là Tamogarbha loha đã được nghiên cứu và sản xuất tại phòng thí nghiệm. Nó rât nhẹ, màu đen, không rỉ sét. Nó có khả năng hấp thu ánh sáng (Giáo sư Robert Anderson của trường Đại Học San Jose State đã chứng kiến trong chuyến viếng thăm Ấn Độ năm 1991). Những hợp kim này hấp thu (absorption) ánh sáng rất cao, có loại trong suốt như gương. Loại khác có tên là Tamomaya Lohan thì tạo ảo giác. Vài kỹ thuật như pha trộn dung dịch mica với Neem (?) và Bhoonaaga (?) sau đó sơn lên vỏ phi thuyền và để tia nắng chiếu vào, phi thuyền sẽ hoà vào nền trời và trở nên không phân biệt được.



Tôi không rõ kỹ thuật phi cơ tàng hình Stealth Bomber B2 của Hoa Kỳ có dính dáng gì đến kỹ thuật trong cổ thư của Ấn Độ hay không. Trong cổ thư nói nhiều đến việc xử dụng hấp thu ánh sáng (thay vì phản chiếu) chung quanh khiến phi thuyền trong suốt như không khí. Sở dĩ mắt chúng ta thấy mọi vật vì nhờ ánh sáng dội ngược lại. Nếu nó thu hết ánh sáng chung quanh thì nó trở nên đồng hoá với ngoại cảnh. Nên nhớ rằng, sau khi đánh bại Đức Quốc Xã, Hoa Kỳ đã bắt được vô số khoa học gia Nazi cùng những tài liệu. Hitler đã có trong tay nhiều cổ thư của cổ Ấn nên đã sáng chế rất nhiều vũ khí mới lạ trong Đệ II thế chiến.

Khoa Học Không Gian 4 : Thủy Ngân và Phản Trọng Lực

       Một kỹ thuật độc đáo khác mà Vimana đã được mô tả là tốc độ và phản động lực. Những chiếc Vimana chiến đấu có khả năng lên thẳng và đổi góc độ một cách tức thời. Đó là vì chúng xử dụng sức mạnh của gió tạo ra từ Thủy Ngân, và cơ khí chống sức hút trái đất (anti gravity). Thủy Ngân vừa là chất lõng, vừa là kim loại, vừa dẫn điện. Và, một số Vimana được chế tạo trong cổ thư đều đã dùng Thủy Ngân. Đây là một chi tiết vô cùng quan trọng, một kỹ thuật mà cổ Ấn đã xử dụng hàng ngàn năm trước. Quan niệm Anti Gravity cho đến ngày nay chúng ta mới nghiên cứu và chỉ mới thực hiện được một phần. Đây là nguyên tắc Anti Gravity mà Vimana xử dụng:






Báo Anh, 1974, nói về Talpade
     Khi phối hợp Thủy Ngân và Cơ Khí Phản Trọng Lực này, các phi thuyền của cổ Ấn sẽ có tốc độ bay không thể lường được. Vào năm 1895, một nhà khoa học Ấn Độ tên là Talpade đã chế thử một phi cơ không người lái dựa theo mẫu trong Vimanika Shastra. Nó bay cao được 1500 ft (450 m) và bị rơi. Sau khi ông Talpade chết năm 1916, Anh Quốc đã lấy được phần còn lại của phi cơ để nghiên cứu.



Một Di Tích Khảo Cổ Kỳ Lạ:
(Đã được xác nhận)

Tác giả Lars Fischinger và Di Vật
Năm 1973, người ta đào được một vật thể kỳ lạ đã được giám định là hơn 15,000 năm. Nó được đặt tên là Wedge of Aiud (Hình). Vật thể này làm bằng kim loại mà sau chục ngàn năm vẫn còn nguyên vẹn. Các chuyên gia tin rằng vật này là một phần của một Vimana bởi vì niên kỷ của nó trùng hợp với Vimana. Nó chính là cái chân đáp của phi cơ. Nó đã được Lars Fischinger cùng Tiến Sĩ Niederkorn tại Học Viện Nghiên Cứu và Thiết Kế phân chất. Họ xác định 'chân đáp' này có 12 kim loại khác nhau, trong đó Nhôm có 89% (Nhôm mới khám phá ở thế kỷ 19), Đồng 6.2%, Silicon 2.84%, Kẽm 1.81%, Chì 0.41%,....Ông Fischinger nói rằng Nhôm cần tới kỹ thuật nóng 1000 độ F mới làm được. 

Thiết kế theo các Kỹ Sư
       Vào năm 1995, một nhà khảo cứu người Romani tên là Florian Gheorghita đem giám định lại một lần nữa. Lần này nó được gởi đến hai phòng thí nghiệm khác nhau: Viện Khảo Cổ Cluj-Napoca và một phòng thí nghiệm Thuỵ Sĩ (Swiss). Kết quả giám định Niên kỷ và Kim loại y như hai ông Fischinger và Niederkorn đã làm từ trước. Ông Gheorghita cũng đã gởi đến các kỹ sư hàng không để tìm hiểu vật thể này. Sau khi khảo sát hình thể, cấu trúc, độ mòn của đế (mặt đáy) và sự trầy xước trên mặt kim loại, các kỹ sư quả quyết đây chính là 'Chân Đáp' (landing gear) của một phi cơ! Trên Internet có hơn 13,000 trang nói về vật thể này. 


       

Chín (9) Cổ Thư:

Chưa hết, còn một cổ thư khác thì đề cập đến 9 cuốn Bí Kinh do Vua Asoka (Việt) (Anh) viết ra, giữ bí mật và chỉ định cho 9 nhà khoa học viết riêng ra. Vua Asoka sợ rằng nếu để nguyên bản thì sẽ gây ra đại họa cho nhân loại cho nên tách ra để phân tán nó. Vua Asoka là một vị vua tài giỏi bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ. (Theo kinh điển Hindu thì Atlantis đã có chiến tranh toàn diện với Vương Quốc Rama. Rama đã bị Asoka dùng vũ khí tối tân tiêu huỷ sau đó). Sau này Ông ngộ đạo và quy y Phật Pháp. Đại khái 9 Bí Kinh này nói về:

       Tuyên truyền và chiến tranh tâm lý, thực hiện 'đụng ai nấy chết, xử dụng vi trùng và dùng vi khuẩn để lọc nước, kỹ thuật luyện kim/làm vàng, cảm ứng truyền tin, xử dụng ánh sáng, vũ trụ, quản lý xã hội, tiên đoán, hấp lực trái đất,...

       Theo các sử gia thì cuốn thứ 6, nói về Bí Mật Hấp Lực, có thể còn quanh đâu đó, đã được giử tại một kho kinh bí mật tại Ấn Độ hoặc Tây Tạng. Tôi cho rằng có thể cuốn này đã lọt ra ngoài và Hitler đã có. Khi qua phần UFO chúng ta sẽ tìm hiểu thêm.


o o O o o


       Trên đây chỉ là một phần nhỏ trong các cổ thư, nếu liệt kê ra hết thì không có chỗ chứa trong bài này. Sơ lược cũng cho chúng ta thấy họ quá sức tân tiến, có thể nói là bỏ xa chúng ta trên phương diện khoa học không gian. Nên nhớ bộ cổ thư này đã có hơn 2,500 năm. Tôi tin rằng lúc ghi chép, họ hoàn toàn không có những thứ này mà chỉ là truyền chép lưu lại. Có nghĩa là nền văn minh chế Vimana này đã có cách đây 10 ngàn năm trước.


       Văn minh về khoa học không gian của cổ Ấn đã gây ngạc nhiên cho giới nghiên cứu hiện đại. Từ nhiều thập niên qua, kể từ khi khám phá ra những cổ thư này, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã âm thầm nghiên cứu những bí mật trong cổ thư, trong đó có Hoa Kỳ, Liên Sô, Pháp , Ý, Anh, Nhật, và ngay cả Trung quốc và Đức quốc xã (Nazi, Hitler).

       Cách đây nhiều năm trước, Trung Quốc đã lục lọi được một cổ thư bằng tiếng Phạn này tại Lhasa, Tây Tạng và đã gởi chúng đến Đại Học Chandrigarh để phiên dịch. Giáo sư Reyna tại Đại Học này nói rằng những tài liệu này chứa đựng nhiều dữ kiện để chế tạo các phi thuyền không gian ra vũ trụ. Và khoảng năm 1930, Hitler đã gởi nhiều chuyên viên sang Ấn Độ và Tây Tạng để thu thập tất cả các cổ thư có liên quan đến kỹ thuật chế tạo phi thuyền của hai nước này.



Dĩa Bay Động Cơ Mercury Vortex Engine?
       Sở dĩ những cổ thư này có giá trị là vì trong đó, chứa toàn những kỹ thuật cơ khí hoàn toàn mới lạ mà khoa học ngày nay đang bắt đầu nghiên cứu. Theo sự suy đoán của tôi thì có thể, một số những kỹ thuật không gian của các nước tân tiến như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Liên Sô,...đều bắt nguồn từ những cổ thư này. Thủy Ngân (Mercury) là một kỹ thuật vô cùng quan trọng trong khoa học phi thuyền không gian mà ngày nay Hoa Kỳ bắt đầu xử dụng. Họ đã chế được động cơ đĩa bay với 2 kỹ thuật này (phối hợp năng lực Thủy Ngân và Gyroscope)... từ lâu rồi. Động cơ này gọi là Mercury Vortex Engine.

(còn tiếp Phần 2)


Xem tiếp Văn Minh Cổ : Phi Thuyền: Phần 2



No comments: