Sunday, February 24, 2013

2.D : Văn Minh Cổ: Bài Học Từ Quá Khứ, phần 1




Văn Minh Cổ: 
Bài Học Từ Quá Khứ, Phần 1



Sự tuyệt chủng của Khủng Long cho đến ngày nay vẫn chưa có một kết luận nào dứt khoát. Giả thuyết cho rằng chúng bị xoá sạch trên địa cầu là do Thiên Thạch (asteroid); giả thuyết này đã được dạy trong các sách giáo khoa toàn thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là một giả thuyết vì không có bằng chứng. Giả thuyết này không vững lắm vì nếu thiên thạch tiêu diệt hết Khủng Long thì tại sao con người và các sinh vật cùng thời vẫn tồn tại ? 


Hố Thiên Thạch Tại Arizona, USA
Giả thuyết này ra đời năm 1980 do hai cha con Luis and Walter Alvarez đề xướng. Họ kết luận dựa vào lớp hoá chất có tên là Irinium sót lại tầng dưới của những Hố Thiên Thạch (crater) do sự va chạm gây nên. Irinium thường có trong các thiên thạch và dưới sâu trong lòng đất. 








Hố Thiên Thạch Tại Yucatan
Tuy nhiên, khoảng năm 1995-2000, một giáo sư Khoa Học Địa Chất (geoscience) tên là Gerta Keller (hình) tại Đại Học Princeton đã nghiên cứu Hố Thiên Thạch Yucatan, còn gọi là Chicxulub crater (Anh) (Việt), Mexico, đã tuyên bố là Khủng Long không hề bị diệt chủng vì thiên thạch. Sở dĩ cô ta nghiên cứu Hố này vì nó là một Hố Thiên Thạch to nhất thế giới với đường kính là 180 km (110 miles). Sự va chạm của một thiên thạch khổng lồ như vậy chắc chắn đã tạo nên ảnh hưởng vô cùng trầm trọng cho địa cầu bấy giờ. Sau khi phân tích địa chất tại Hố này, cô ta tuyên bố Thiên Thạch không phải là thủ phạm gây diệt chủng Khủng Long. Bởi vì Hố này đã có mặt trước khi cuộc diệt chủng xảy ra! (ý là sau đó vẫn còn Khủng Long mới có cuộc diệt chủng tập thể). Cô cho rằng chính Núi Lửa đã gây nên sự diệt chủng chứ không phải Thiên thạch. Nghiên cứu của cô Getar đã được đăng trên tạp chí uy tín National Geographic.

       Hai giả thuyết trên đã gây tranh cải rùm beng trong giới khoa học vì cái nào cũng hợp lý. Tuy nhiên, nghiên cứu của cô Getar chính xác hơn vì nếu một thiên thạch lớn nhất đã đâm vào địa cầu mà sau đó một thời gian rất lâu Khủng Long mới bị tuyệt chủng tập thể thì chứng minh Khủng Long không hề bị diệt bởi thiên thạch. Tuy nhiên, có một giả thuyết khác còn ly kỳ hơn hai giả thuyết trên nhưng không ai dám công khai công nhận. Lý do là vì nó có liên quan đến nhiều khía cạnh khác rất phức tạp. 


Các bạn có bao giờ đi thăm bảo tàng về Khủng Long bao giờ chưa? Nếu có, các bạn chắn chắc không biết một điều này: tất cả xương Khủng Long đều được phết một lớp Chì (lead) rất dày khi trưng bày ra công chúng. Lý do chúng phải được phết một lớp Chì vì hầu hết 90% xương Khủng Long đều có hàm lượng...phóng xạ (radioactive) rất cao. Lớp Chì này sẽ bảo vệ khách tham quan từ nguồn phóng xạ phát ra từ bộ xương của chúng. Trong trường hợp phóng xạ quá cao, họ thay thế chúng bằng xương giả (replica). Tài liệu (1) (2) 

       Các khoa học gia cho rằng chính tia Gamma từ mặt trời trong thời đại Khủng Long đã tạo nên những phóng xạ này. Họ cho rằng vì một lý do nào đó (?) mặt Trời xuyên thủng qua khí quyển và đã để lại nhiều phóng xạ trên những xương của chúng. 


       Xin nhắc lại là công bố của khoa học về thời đại của Khủng Long là từ 60 triệu năm là không đáng tin. Con số đó là do tự họ ước tính chứ không có bằng chứng. Trong phần 1.C, đã có bằng chứng về một con Khủng Long mới tìm được với da thịt tế bào còn tươi tốt. Có nghĩa là thời đại Khủng Long không thể nào quá 15,000 năm. (Phương pháp định tuổi của Carbon-14 (C-14) chỉ xa tới 50 ngàn năm; xa hơn là trở nên vô dụng vì Carbon trong di vật đều tan biến. Nếu không còn Carbon thì sẽ không biết vật đó bị huỷ hoại từ bao giờ). 



Một Nghi Vấn Về Sự Tuyệt Chủng:


Sự Tuyệt Chủng Trong Thời Kỳ Băng Giá
Trong lúc viết bài về các nền văn minh cổ, tôi thắc mắc là những nền văn minh lớn như Mayan, Inca, Sumerian, Cổ India, Ai-Cập, và ngay cả Atlantis,...sao lại bí mật biến mất không còn dấu vết. Tôi nghĩ là phải có một biến cố lớn đã xảy ra trong thời kỳ này. Nó có thể là do Siêu Núi Lửa, có thể Bão Mặt Trời. Tuy nhiên, sức mạnh của hai yếu tố này không đủ sức tiêu diệt một nền văn minh hay gây diệt chủng cho sinh-thực-vật. Nó phải là một biến cố nào đó có ảnh hưởng lâu dài liên quan đến khí hậu. Tất cả sự diệt chủng phải liên quan đến sự biến đổi khí hậu vì điều này khiến nguồn thực phẫm bị cạn kiệt. Từ đó, tôi tìm hiểu về khí hậu trong thời gian này.

       Cách đây 10-15,000 năm trước, tự nhiên có một thời kỳ lạnh khủng khiếp gọi là 'Big Freeze' kéo dài 1300 năm gọi là Thời kỳ Dryas.

Trong giai đọan này đã có những biến cố như sau:

  • San Hô có khả năng hút phóng xạ rất cao. Khi thử nghiệm C-14, người ta thấy hóa thạch San Hô đang hàm chứa một lượng phóng xạ từ 1.5 triệu đơn vị nhảy vọt lên 4 triệu đơn vị trong thời gian này.
  • Khí hậu trở nên lạnh bất thường và đột ngột. Nhiệt độ giảm xuống từ 5-10˚C. Có sự xáo trộn khí hậu trong thời gian này. Trong link này có một đoạn tạm dịch sau: "Có chuyện gì đó đã xảy ra 12 ngàn năm trước khiến khí hậu giảm xuống 7˚C, quét sạch toàn bộ loài voi và nhiều giống khác. Các nhà Khoa Học không biết chính xác chuyện gì đã gây nên biến cố này..."   Something also happened 12,000 years ago where the average temperature dropped by 7 degrees, wiping out the woolly mammoth and several species of mammals. Scientist are not exactly certain as to what might have caused this event...
  • Loài voi Mammoth và nhiều cây cỏ bị diệt chủng. Trong bài này (ngó con số trong đó, khỏi cần đọc cho mệt), có nói voi Mammoths bị tuyệt chủng trong thời gian 15,000 năm trước . Chúng không biến mất vì lạnh mà vì không còn cỏ ăn do sự băng giá.
  • Nhiều loại thú to lớn bị diệt chủng trong đó có Khủng Long. Như đầu bài đã viết, xương của chúng đã có mức phóng xạ rất cao.
  • Một nghiên cưứ của Đại Học Copenhagen dưới đáy các Hồ tại Scandinavia cho thấy sự nhảy vọt của lượng phóng xạ trong thời gian này.
  • Tại Bắc Mỹ, các thú vật lớn (megafauna) bị một cuộc diệt chủng nghiêm trọng và toàn diện đối với loài ăn cỏ như Mammoths, Lạc Đà, Ngựa, Nai... Đây là danh sách một số thú bị tuyệt chủng (theo các di tích/hoá thạch)
  • Sự diệt chủng cũng xảy ra tại Âu Châu, Phi Châu, và Trung Á (Middle East) trong thời gian này.
Tờ báo National Geographic, trong đọan cuối đã viết rằng : Phóng xạ có thể gây nguy hại đến sinh vật thực vật qua sự biến thái DNA hoặc gây biến đổi khí hậu.

Vậy thì trong khoảng thời gian từ 10-15 ngàn năm này, đã có một tác động tạo Áp Xuất dữ dội gây nên sự xáo trộn khí hậu, đưa đến băng giá kéo dài cả ngàn năm. Sự giá lạnh cùng ảnh hưởng phóng xạ chính là thủ phạm đã tạo nên sự diệt chủng của Khủng Long. Chưa có một bằng chứng nào kết luận rằng thời kỳ băng giá này là một biến cố do thiên nhiên.


  • Từ đầu bài, tôi nói về xương Khủng Long chứa nhiều phóng xạ vì bởi chúng đã bị chết một phần vì phóng xạ. Số còn lại thì không chịu nổi sự thay đổi khí hậu đưa đến sự băng giá trong thời đại Dryas. Tại Pháp, người ta đào được những trứng của nó với vỏ rất mỏng, có nghĩa là chúng không đủ Calcium khiến phôi thai không thể tạo nên xương. Hiện tượng vỏ mỏng là kết quả của sự biến đổi áp suất trầm trọng trong không khí và thực phẫm bị nhiểm độc. Người ta thấy có biến đổi DNA của tế bào trong trứng. Tất cả đều do hậu quả của phóng xạ để lại.

Gastroliths
  • Đá Gastroliths: đây là loại đá mà Khủng Long thường ăn để giúp cho sự tiêu hoá. Chúng ăn đá này để xay nhuyễn thức ăn trong bao tử và sau đó khạc đá ra trở lại. Ở những nơi tìm được các Khủng Long bị chết, người ta không hề thấy đá này trong bao tử, hoặc trong các hoá thạch ói ra chung quanh. Có nghĩa là chúng đã bị ói mửa trầm trọng và đưa đến cái chết do bị trực tiếp tiếp xúc với phóng xạ. Sự hiện diện của chất phóng xạ đã gây nên cái chết đồng loạt cuả chúng. (một trong những triệu chứng phóng xạ là bị ói mữa)
O O O


Dựa trên những dữ kiện trên, chúng ta có thể đưa một giả thuyết nữa, đó là Tiền Nhân của chúng ta đã xử dụng... Vũ Khí Nguyên Tử !!! Phải, có thể trong quá khứ, đã xảy ra một cuộc tranh chấp giữa các nền văn minh và Họ đã tiêu diệt nhau bằng vũ khí Nguyên Tử. Phóng xạ đã hiện diện khắp nơi trong thời đại của họ, thời đại Ryas, 10 -15,000 năm trước. Phóng xạ trong xương Khủng Long, phóng xạ trong San Hô, trong cây cỏ, dưới đáy các Hồ Nước. Chiến tranh Nguyên Tử đã xoá bỏ những nền văn minh trong thời đại đó, và sau đó đã gây đảo lộn khí hậu địa cầu, mang lại sự băng giá trong một thời gian dài khiến cây cỏ và thú vật bị tuyệt chủng cùng với Khủng Long. Giai đoạn này trùng hợp với sự hiện diện của Inca, Mayan, cổ Ấn, cổ Ai-Cập, và Atlantis....Những nền văn minh này như trong các phần trước cho thấy, đã có khả năng sản xuất nguyên tử lực và phi cơ.

       Khoa học chính thống thì đưa ra ba giả thuyết đó là Thiên Thạch, Siêu Núi Lửa, và Bảo Mặt Trời. Nhưng chúng ta cũng có thể đưa ra giả thuyết thứ tư đó là đã từng có một sự bùng nổ của vũ khí Hạch Tâm và Nguyên Tử trong quá khứ. Những vụ đọ sức của chiến tranh Nguyên Tử đã gởi hàng triệu tấn khói bụi vào khí quyển. Những đám Mây bụi khổng lồ đã che lấp mặt trời trong nhiều năm khiến thời kỳ đó đã trở nên băng giá suốt 1000 năm.



Một Tuyên bố chính thức:

Năm 1909, một nhà Vật Lý Nguyên Tử đã đoạt giải Nobel về hoá học tên là Frederick Soddy viết trong cuốn Interpretation of Radium (Lý Giải Phóng Xạ) như sau: "Tôi tin rằng đã có những nền văn minh trong quá khứ đã quen thuộc với năng lượng Nguyên Tử, và bởi đã xử dụng sai lầm, Họ đã bị tiêu diệt hoàn toàn."  

"I believe that there have been civilisations in
the past were familiar with atomic energy,
and that by misusing it they were totally destroyed."

       Lời tuyên bố của một nhà bác học về nguyên tử đã đoạt giải Nobel năm 1921 không phải là chuyện đùa. Ông đã thấy gì và đã tìm được bằng chứng gì mới dám tuyên bố như vậy. Tuy nhiên vào thời của ông, thuyết Tiến Hoá của Darwin có ảnh hưởng rất mạnh trong giới khoa học. Ông Frederick chỉ nói là " Tôi tin..." chứ không dám đưa ra chứng cớ vì nó sẽ tạo ra phản ứng vô cùng bất lợi. 



Rajasthan, India:

       Khi chánh phủ India cho khai hoang 1 khu vực tại Rajasthan để xây nhà cửa. Sau đó một thời gian, nơi này lại xảy ra những hiện tượng quái thai, xẩy thai rất cao và ung thư. Tìm hiểu nguyên do thì người ta đã tìm thấy một lớp tro có chứa phóng xạ bao phũ 5 cây số vuông theo hình tròn. Chánh phủ India liền di tản tất cả dân cư ra khỏi khu vực và cô lập hoàn toàn nơi đây vì mức phóng xạ. Đây là bản báo cáo nghiên cứu về tình hình phóng xạ tại thành phố này vào năm 2010.


Sa Mạc Gobi

Cái chết bất thình lình, Gobi 1971
Năm 1971, đoàn thám hiểm tìm được nguyên vẹn bộ xương hoá thạch của 2 con Khủng Long đang đánh nhau tại sa mạc Gobi của Mông Cổ. Chúng vẫn trong tư thế đánh nhau trong lúc chết. Có một biến cố bất thình lình nào đó đã xảy đến khiến chúng chết tức khắc không kịp nhả ra. Nghiên cứu thêm cho thấy lưng của chúng cong lại như là co rút bắp thịt dử dội. Chất phóng xạ ảnh hưởng rất mạnh trực tiếp vào các phần tử hoá học có nguyên tố cao, và thành phần có nguyên tố cao nhiều nhất là calcium và potassium. Cơ thịt của sinh vật đều xử dụng calcium và potassium, và phóng xạ đã khiến cơ thịt của hai con Khủng Long này co rút lưng của chúng. Dù giải thích ra sao, hoá thạch cho thấy đã có một biến cố gì đó ập xuống một cách bất thình lình khiến chúng chết cấp kỳ. Ông nằm trên miệng còn cắn tay ông kia. Ông nằm dưới chân còn ráng đạp ra. (Liệt kê của trang Khảo Cổ trường hợp này). 


Đá Thuỷ Tinh:



Desert Glass Tại Sa Mạc Lybia
Có một hiện tượng bất thường khác được gọi là Vitrified StoneDesert Glass. Vitrified Stone là một loại đá có bề mặt giống như kim loại, rất trơn láng. Còn Desert Glass là tên gọi của loại thuỷ tinh rất đẹp ngoài sa mạc. Ngoài ra, còn một thứ khác hiếm hơn gọi là Tektites. Cả Ba loại này đều có một điểm chung: chúng được hình thành bởi một sức nóng kinh khủng! Từ 3000˚C (5432˚F) trở lên. Sức nóng sẽ khiến cát hoặc đá chảy ra và quện lại thành nhiều viên thuỷ tinh. Trong trang Wikipedia có định nghĩa rỏ ràng:

 "...chúng đã được tạo nên bởi cát khi gặp phải 
nhiệt phóng xạ từ một vụ nổ nguyên tử".

 ...which is created from sand exposed to 
the thermal radiation of a nuclear explosion.


Desert Glass hiện diện nhiều nhất tại sa mạc Ai-cập và Lybia. Phía Nam của thủ đô Cairo, người ta thấy loại này trãi dài hàng cây số. Năm 1932, nhà địa chất Patrick Clayton tìm thấy tại sa mạc Lybia loại thuỷ tinh này, vì vậy ngày nay nó có tên là Lybia Desert Glass












Đá Vitrified tại Peru
Còn Vitrified Stone thì được tìm thấy rất nhiều tại Nam Mỹ, trong khu vực của người Inca, Mayan, và Aztec. Tại Peru, người Inca đã dùng đá thường để xây cất đền thờ. Nhưng có một biến cố nhiệt năng nào đó đã làm chảy những phiến đá này trở nên bóng láng như kim loại. Chữ Vitrify có nghĩa là một vật được tạo thành giống như gương kính bởi sức nóng. Nhiệt lượng cao đã biến đổi bề mặt hoặc làm chảy bề mặt khiến nó trơn tru như thuỷ tinh. Trong những hình này là đá của đền thờ đã bị vitrify.



Nguyên đồi cát biến thành thuỷ tinh
tại Sa Mạc Egypt 
(bấm hình xem to)
Những hiện tượng Vitrified Stone và Desert Glass đã xảy ra tại Ấn Độ, Ai Cập, Lybia, Turkey, Nam Mỹ, Iran... Cho đến nay, khoa học không thể giải thích được nguyên nhân. Những cồn cát tại Ai-Cập (xem hình bên) chỉ có thể tạo ra bởi ít nhất 3,500˚C (6332˚F). Chỉ có sức nóng khủng khiếp mới biến chúng trở nên như vậy, vậy thì sức nóng đó từ đâu ra? (Lưu ý: những vùng này không có núi lửa và hố thiên thạch). Chắc chắn những nền văn minh cổ đã không thể làm ra loại đá này, ngay cả chúng ta hiện tại cũng không thể tạo được! Nhưng mà...thật ra chúng ta đã nhiều lần tình cờ làm được.

Tờ báo New York Herald Tribune phát hành ngày 16 tháng 2, 1947 có viết một đoạn như sau:


"Khi quả Bom Nguyên Tử đầu tiên nổ tại New Mexico, cát của sa mạc đã chảy ra và trở nên thuỷ tinh".

(When the first atomic bomb exploded in New Mexico, 
the desert sand turned to fused green glass)



Trinitite Rock
Vào tháng 7 năm 1945, trái bom nguyên tử đầu tiên được đem ra thí nghiệm tại sa mạc của bang New Mexico. Tên của thí nghiệm này là Trinitite. Sau khi thí nghiệm, người ta thấy vô số các loại đá như thuỷ tinh đã hình thành nơi bom nguyên tử phát nổ. Loại đá này không đẹp như tại Lybia và Ai Cập vì cát hai nơi có thành phần hoá học khác nhau. Chúng được gọi là Trinitite Rock.

Không có một giải thích hợp lý nào khác về sự kiện cát đá hoá thuỷ tinh tại những nơi không có núi lửa hoặc thiên thạch. Chúng không thể tự nhiên có. Vitrified Stone và Desert Glass chính là hậu quả của sự tranh chấp giữa những nền văn minh cổ.


Sa Mạc Sahara:


Sahara là một sa mạc nóng nhất thế giới với hơn 9 triệu cây số vuông trãi dài từ biển Hồng Hải tới Đại Tây Dương với 12 quốc gia trong đó có Lybia và Ai Cập. Khí hậu tại đây ban ngày thì nóng tới 60˚C (140˚F) và hình thành khoảng 10 ngàn năm trước (khoảng cuối thời đại Dryas).



Hậu Quả Của Phóng Xạ ?
Sahara, theo nghiên cứu thì đã từng một thời là địa đàng với cây cỏ xanh um cùng vô số chim muông thú vật. Nó cũng từng là một nơi phong phú nhất về các gien di truyền của chủng loại người. Nhiều ngàn năm trước, Sahara có khí hậu nhiệt đới ẩm thấp với rất nhiều rừng rập, nhiều mưa, và sông lạch. Cũng tại khu vực này, các nhà Nhân Chủng Học tuyên bố là nơi phát xuất ra loài Người vì những di tích xương cốt cổ xưa nhất đều tìm thấy tại Phi Châu. Đã từ lâu, người ta cho rằng Vườn Địa Đàng nằm trong khu vực này. Sahara quả thật đã từng là khu vực trù phú đầy sức sống trong quá khứ vì nó có cùng một khí hậu như rừng Amazon (đối nhau qua Xích Đạo). Ngày nay Sahara đã trở nên một nơi khô cằn khắc nghiệt nhất trên thế giới. Không ai giải thích được vì lý do nào nó đã trở thành sa mạc và sau hơn 10 ngàn năm, nó vẫn không thể phục hồi lại như xưa. Tại nơi đây, nhiều nền văn minh cổ của Iraq, Lybia, Lemuria, Ai Cập, Atlantis, ... đã một thời vang bóng rồi tàn theo cát bụi cùng với Sahara. Một vùng đất trù phú nhất, đã trở thành đất chết để lại nhiều Desert Glass trên sa mạc tại Lybia và Ai Cập có liên quan gì đến vũ khí Nguyên Tử ? Cả một vùng trắng xoá trên bản đồ là hậu quả của phóng xạ nguyên tử chăng ?

Các bạn xem phần tới rồi sẽ biết !


   -=Starboy=-
24 tháng 2, 2013




 
Xem tiếp Văn Minh Cổ : 
Bài Học Từ Quá Khứ, Phần 2






Saturday, February 16, 2013

2.C : Văn Minh Cổ: Phi Thuyền Phần 2




Di Tích Văn Minh Aztec



Văn Minh Cổ: 
Phi Thuyền Phần 2


(tiếp theo)

       Không ai biết chính xác cách đây 10 -15 ngàn năm trước, những nền văn minh cổ đã có những gì. Nhưng qua những phần trình bày ở các bài trước, chúng ta có một khái niệm là những nền văn minh đó không tầm thường chút nào. Dĩ nhiên sau vài ngàn năm, các di tích về nhà cửa, xe cộ, đền đài, vật dụng,... khó còn tồn tại nguyên vẹn để chúng ta biết họ văn minh đến mức nào. Huống hồ là những di tích, bút tích, truyền thuyết đó thường đã có hơn 10 ngàn năm trở lên.


Một Nền Văn Minh:

       Xét về danh từ 'Văn Minh', thật khó định nghĩa thế nào là 'văn minh' thế nào là 'mọi rợ'. Một nền văn minh không nhất thiết phải có phi cơ, máy móc tối tân mới gọi là văn minh, bởi vì ngoài vật chất, chúng ta còn văn minh tinh thần. Có hai hướng để phát triển một nền văn minh: một là khám phá trái đất qua khí cụ vật chất (ví dụ như chúng ta hiện tại), hai là khám phá qua tâm linh: một người đạo sĩ hay thiền sư tập trung năng lực sẽ thấy hết những yếu tố trong trái đất và từ đó đem ra áp dụng. Đó có thể là những nền văn minh xa xưa đã làm. Từ computer mà bước qua đến phi thuyền là đối với vật chất, nhưng vài nền văn minh sẽ không cần qua giai đoạn này. Có thể họ không có cao ốc đồ sộ hay nhà cửa khang trang, hoặc xe cộ tối tân nhưng họ vẫn có phi thuyền tối tân như thường, tuỳ theo sự định hướng phát triển của xã hội đó.



Thàm Sát Cá Heo Máu Đỏ Cả Biển
Trí tuệ con người vẫn là một, vẫn giống nhau dù ở thời đại nào, nhưng định hướng đi đường nào thì khác nhau. Quan niệm văn minh của họ khác thì xã hội họ sẽ phát triển khác. Xã hội hiện tại của chúng ta ai cũng thích có tivi để giải trí, nhưng có những nền văn minh, quan niệm giải trí của họ sẽ khác, họ sẽ không cần tivi. Nếu văn minh của họ cao thì họ sẽ khai thác trái đất theo chiều hướng bảo tồn, tái dụng, chứ không phá hoại toàn diện như chúng ta đã và đang làm. Họ đi chân đất, quần áo đơn sơ, cởi ngựa, nhưng vẫn có phi thuyền. Họ biết dùng thiên nhiên để kéo dài tuổi thọ, biết bảo tồn môi sinh, vì vậy từ ăn uống, tập quán sinh sống, coi có vẻ như mọi rợ nhưng thực chất chính đó là lối sống văn minh hơn hiện nay. Thực phẩm của chúng ta ngày nay đầy độc tố trái với tự nhiên, không khí chúng ta thở đầy ô nhiểm, chúng ta tàn phá rừng, xây đập nước chận sự sống của thuỷ tộc, biến đổi Giene trong cây trái ngũ cốc, tàn sát mọi sinh vật, chém giết nhau máu đổ thành sông, phỉ báng đấng Tạo Hoá, xử dụng cạn kiệt dầu hoả, phá núi, lấp sông, ....Vậy thì nền văn minh của thế kỷ 20 này có phải thực sự là văn minh chưa hay vẫn mọi rợ? một cái áo lông thú tuyệt đẹp hay một chiếc xe bóng loáng, những toà cao ốc chọc trời hay những tiện nghi vật chất, có đủ định nghĩa chúng ta văn minh ? 

       Vì vậy, các bạn đừng cho rằng thời đại của chúng ta là văn minh nhất, đầy đủ nhất, hiểu biết nhất. Theo tôi thấy, ngày nay chúng ta ăn thì cũng ăn bao nhiêu đó, mặc thì cũng mặc bấy nhiêu. Chúng ta không biết gì nhiều hơn ngày xưa, và vẫn loay hoay trong quả địa cầu, chưa đi đâu được hết. Chưa chắc chúng ta đã lên được mặt Trăng!!!


Phi Cơ Mayan:


Người Maya đã chế được phi cơ như bên blog 2012 tôi đã đề cập. Những phi cơ này khi chế tạo rập khuôn lớn ra thì đã bay một cách ngon lành không cần chỉnh sửa bất cứ gì. Năm (5) di vật cổ đó người ta không thể định niên kỷ được vì chúng bằng vàng, nhưng người ta phỏng đoán có thể đã có hơn 3,000 niên tuổi.



Các chuyên gia về hàng không và động lực học sau khi nghiên cứu đều công nhận những phi cơ này quá toàn hảo trên phương diện khí động lực học (aerodynamic) để nhào lượn, lên xuống trên không trung, không cần thêm bớt bất cứ gì trong đó. Sự phát triển về không gian và Kim tự tháp của người Mayan đã cùng thời với người Cổ Ai-Cập nói lên thời đại đó đã có sự giao liên toàn cầu với nhau ở cấp độ lớn chứ không tầm thường đâu. Các hình vẽ Nazca trên cao nguyên của Peru, mục số 4 bên phần 2.A rõ ràng có những phi đạo vĩ đại chỉ có thể phát họa từ trên không trung cho thấy văn minh Inca của Peru cũng đã có phi cơ phi thuyền bay trên cao. Còn bản đồ Peri Reis về Nam Cực được phát họa trước thời kỳ Băng Đá (7-10 ngàn năm trước) cũng cho thấy nền văn minh nào đã làm được việc này, đã chu du khắp toàn cầu bằng vật bay trên không gian.


Di Tích Carlo Crespi:


Cổ Vật Sưu Tầm của Carlo Crespi
Một cổ vật nổi tiếng gây nhiều tranh cãi nhất đó là một điêu khắc hình một người được trang phục mà người ta cho rằng là bộ đồ của các phi hành gia. Đây là một trong rất nhiều cổ vật mà người địa phương tại Cuenca, Ecuador, đã đưa cho một tu sĩ Công Giáo, cha Carlo Crespi. Các thổ dân tại đây tiếp tục đưa cho ông những cổ vật cho đến năm 1960, bảo tàng của ông ta trở nên lớn nhất tại Ecuador. Cổ vật 'phi hành gia' này tôi không tìm được niên kỷ, nhưng chắc chắn phải hơn nhiều ngàn năm. 

       Các bạn nghĩ sao? Đây là di tích của tiền nhân chúng ta với trang phục phi hành không phải để bay phi cơ thường mà để bay ra ngoài không gian. Việc này không có gì ngạc nhiên, vì đương thời với Mayan, cổ Ai-Cập, và những nền văn minh khác, đã đều có phi cơ để giao du nhau, thì từ phi cơ họ có thể tiến đến Phi thuyền Không gian không khó.


Cổ Vật Armenia:


Tại Bảo Tàng Khảo Cổ Turkey, người ta tìm thấy một cổ vật nằm lăn lóc ở đây suốt 25 năm. Cho đến khi một nhà nghiên cứu để ý và tìm hiểu nó thì lai lịch nó mới sáng tỏ. Nó đào được từ tại Toprakkale, một thành phố cổ nơi mà Vương quốc Urartu chiếm ngự suốt 2800 năm trước. Hiện nay nó là nước Armenia. 


Hình thể vật này giống như một phi công đang lái một chiếc phi thuyền, không biết là để bay qua lại trong trái đất hay ra ngoài không gian. Vật này dài 23cm (9in). Nghệ thuật kim loại tại vùng này rất đáng ngại (xem hình), chứng tỏ họ đã có khả năng chế tạo các phi cơ/phi thuyền bằng kim loại tương đương với khoa học không gian của cổ Ai-Cập. 


Sự Liên Hệ Giữa Những Nền Văn Minh Cổ:

  
Đền ORISSA, INDIA
     Tất cả những gì được ghi chép lại trong các cổ kinh Ấn-Độ về các vật bay đều có thật. Hàng chục kinh thư của họ đều đề cập đến các vật thể bay Vimana. Đa số được tìm thấy trong các bộ kinh Ramayana, Samara Sutradhara, Mahabharata, Yantra Sarvasva, Bhagavad Gita...Đó là chưa kể hàng trăm cổ thư Sanskrit khác đã chưa được dịch sang Anh ngữ. Chỉ nhìn qua khía cạnh triết lý, kiến thức, lịch sử các biến cố, chiến tranh, điêu khắc, mỹ thuật, kiến trúc đền đài... của Họ cũng đủ thấy quả thật trong quá khứ, cổ Ấn, đã có một nền văn minh rất cao cách đây vài chục ngàn năm trước. Trong các cổ kinh đó còn đề cập đến nhiều nền văn minh khác, có một khu vực mà các nhà nghiên cứu cho là cổ thư đã nói về Atlantis. Trong cuốn Bhagavad Gita, một bộ sách được coi như là thánh kinh của Ấn-Độ hiện thời, có nói đến một vương quốc hùng mạnh có tên là Rama cách đây 12,000 năm trước Công nguyên (10,000 BC). Vương quốc này đã có chiến tranh lâu dài với văn minh Osiris ( cổ Ai-Cập) ở Bắc Phi và một văn minh khác gọi là Atala hoặc Aka, được cho là Atlantis. Các cổ thư bằng tiếng Sanskrit này đã nói rằng vương quốc Rama đã tiêu diệt nhiều nền văn minh khác bằng nhiều loại vũ khí tối tân, trong đó có luôn Atlantis.



Một Phi Đạo Inca (Nazca Lines) Tại Peru 10000 BC
Có lý nào hơn 10,000 năm trước, địa cầu đã từng có những cuộc chiến toàn cầu mà những nền văn minh đã tự tiêu diệt nhau đến mức đã trở lại thời kỳ đồ đá? Những di tích còn sót lại trong phần 2A và 2B đã chứng minh là có thể lắm! Với nhiều loại máy bay tối tân xử dụng phản lực ly tâm (gyroscope) cùng năng lượng Thủy Ngân, và Nguyên Tử Lực cùng vũ khí Plasma (hình thức Đèn Dendera phần 2A): những nền văn minh cùng thời của Cổ Ấn, Rama, Atlantis, Inca, Cổ Ai-Cập, Mayan,....đã bí mật biến mất trong lịch sử nhân loại một cách khó hiểu.

       Tuy rằng ngày nay chúng ta không còn một vật chứng nào về khoa học kỹ thuật của Vimana, nhưng qua sự mô tả trong các bộ cổ kinh Ấn từ hàng ngàn năm trước khi đem ra áp dụng lại thời nay thì mới thấy những vật thể đó hoàn toàn hợp lý. Nếu nó không có thật thì những nguyên lý trong đó không thể áp dụng được với khoa học ngày nay. Trong cổ kinh Samaraangana Sutraadhaaratheo bản dịch của R. Cedric Leonard, có viết chi tiết:

"Vimana phải cứng và bền chắc với vật liệu nhẹ. Bên trong dùng động cơ thuỷ ngân với bộ phận sắt nung nhiệt bên dưới...sẽ tạo ra lực xoáy...Vimana có thể lên xuống thẳng, bay tới lui đường xéo..."



Hình vẻ trên đá tại Val Comonica, Italy, 8000 BC
Nên nhớ là những bộ kinh cổ này đã 2,3 ngàn năm trước, chúng ghi chép lại như một pho sử ký từ 4,5 năm trước đó nữa. Tất cả đều cùng thời với cổ Ai-Cập, Atlantis của Plato, Mayan, Inca, Azec,...có nghĩa là những nền văn minh này đã có giao du với nhau, và họ đã viếng thăm thám hiểm nhiều vùng đất khác chưa phát triển. Chính vì vậy, những khu vực kém văn minh khác thường kể lại hoặc vẽ lại các hình dáng phi thuyền, những phi công mà ngày nay rất nhiều người cho rằng đó là người ngoài Hành Tinh. Sự thật là họ đã được tiếp xúc bởi các Vimana hoặc phi thuyền của những nền văn minh khác trên địa cầu mà họ cho là từ Trời xuống hoặc Thần Thánh, hoặc người Hành Tinh.


o o O o o


       Phi thuyền ở đây có thể là máy bay, đĩa bay, hoặc vật thể bay được. Động cơ của chúng có thể bằng chong chóng, phản lực, hay từ trường, tùy theo nền văn minh. Nhưng ít nhất vài nền Văn Minh Cổ đã có. Địa cầu của chúng ta nằm trong định luật Sanh Trụ Hoại Diệt, đó là một định luật không thay đổi từ khởi đầu của loài người và cho cả tương lai của nền văn minh Di Lạc. Tạo Hoá giới hạn chúng ta bởi vì quá biết rõ bản chất của con người. Vì vậy dù khả năng của con người là vô cùng tận nhưng sẽ bị giới hạn trong vòng tuần hoàn. Bất cứ nền văn minh nào cũng chỉ cần vài ngàn năm là bắt đầu phát minh những cơ khí tối tân, để rồi sau đó lại lui dần vào sự tàn lụi. Những gì trong Phần 2 của blog là di tích sót lại của những nền văn minh xa xưa của chúng ta.

       Rất nhiều người cứ nghĩ trong đầu hễ kỹ thuật cao hay có phát mình tân kỳ là đều do người ngoài hành tinh giúp đỡ. Các bạn phải kiểm soát ý nghĩ của mình!!! Một mặt phải kiềm chế tư tưởng mình, mặt khác phải có chiều sâu khi liên hệ đến UFO. Mọi việc phải tư duy thật sâu mới không lạc vào thế giới mông lung huyền hoặc của trí não. Vội vàng kết luận mà không có cơ sở là không làm chủ được chính mình.

      Trong lúc viết phần về Tesla trong bài trước, có bạn cho rằng Tesla đã được người Hành Tinh trao cho những phát minh. Tôi biết nhiều người cũng nghĩ như vậy, nhưng nếu các bạn xem hết hàng chục tài liệu về tiểu sử, công trình nghiên cứu, cuộc đời của ông ta, thì thấy khổ lắm, cam go lắm, nhọc nhằn, ê chề lắm. Không phải tự nhiên những gì ông phát minh ra là từ trên trời rơi xuống, mà là một công trình tâm huyết cả đời cho đến già của một nhà Khoa Học chân chính. Nếu các bạn quả quyết những khám phá của ông là do người Hành Tinh trao cho thì nên cho mọi người biết: trao hồi nào, cách nào, gặp ông ta ở đâu, và ông ta có nói với công chúng điều này không? Là một kỹ sư điện, Tesla đã trãi qua rất nhiều thí nghiệm, từng bước một, rồi phát minh từng cái một, từ căn bản nhất dần dần đến phức tạp, vĩ đại hơn. Từ việc thiết kế Thuỷ Điện cho Thác Niagara năm 1895 cho đến phức tạp hơn là điều khiển Sét đánh thẳng từ trời xuống theo ý muốn (phát minh này đã bị người Nga lấy được). Tất cả những gì ông tìm ra được đều do sự thông minh và tâm huyết của ông. Chẳng có ai giúp hết! Là một kỹ sư Điện, và là một người thông minh, Tesla chỉ cần nhìn nguồn điện phát ra từ thiên nhiên là suy ra hết. Cái đó tôi gọi là Nhất Lý Thông, Vạn Lý Minh. Đây là trang web tất cả về Tesla bằng tiếng Việt 
(bấm link xong , bấm 'Select Language dưới hàng chữ đỏ rồi chọn tiếng Việt) 

      Sở dĩ tôi viết vậy vì có những phát minh từ nền văn minh cổ mà chúng ta đã không rõ xuất xứ của nó. Điều này dễ đưa các bạn tới kết luận vội vàng là do người Hành Tinh chỉ dạy. Nếu Tesla đã phát minh ra những công trình trên thì người xưa cũng dư sức thực hiện được, nếu ngày nay chúng ta đã tạo được phi cơ thì ngày xưa người ta cũng làm được, không có gì lạ đâu.  Einstein đã phát minh ra bom Hạch nhân thì không lẽ cũng cho rằng người Hành Tinh trao cho sao? Vì sao Họ không trao cho chúng ta những kỹ thuật canh tân Nông Nghiệp, Thực Phẩm, kiến trúc xây cất nhà cửa, bảo vệ Môi Sinh, quản trị xã hội,....để ổn định địa cầu nếu Họ thật sự muốn giúp chúng ta?  Những việc đó mới thật sự là giúp chúng ta chứ không phải chế máy bay, dĩa bay. Chăm chăm vào...đĩa bay ăn cái giải gì? Không lẽ xe hơi, máy vi ba (microwave), computer, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt...cũng do Họ chỉ dạy? 


       Tất cả đều nằm sẳn trong trái đất và trong khối óc chúng ta, các bạn ơi. Khi bạn khai mở tâm linh, khai thác đúng mức huyền linh của bản thể và trí tuệ thì các bạn sẽ còn thấy vô số những phát minh đang chờ đón chúng ta. Địa cầu là một sản phẩm của Đấng Tạo Hoá chứa đựng một nguồn năng lượng vô cùng tận. Ngay trong nước và không khí cũng còn nhiều hạt nguyên tử lạ lắm, máy móc không thể thấy được đâu vì đó là khí điển lực huyền vi của Tạo Hoá, chúng là nguồn năng lượng cực mạnh có thể dùng làm năng lượng cho loại cơ khí mới cho thời đại mới sắp đến, nhưng thôi, đó không phải việc của tôi. 

       Sự việc cổ thư Anshu Bodhini do thiền sư Maharishi Bharadwaja để lại về Khoa Học Không Gian là một sự kiện để các bạn suy nghĩ về khả năng siêu việt của trí tuệ con người tại Địa Cầu.



    -=Starboy=-
16 tháng 2, 2013



Phần 2.D :  Bài Học Từ Quá Khứ




Sunday, February 10, 2013

2.C : Văn Minh Cổ: Phi Thuyền Phần 1




Văn Minh Cổ: 
Phi Thuyền Phần 1


       Phần trước, chúng ta đã có cơ hội xem qua nhiều di tích khảo cổ về khoa học kỹ thuật của nhiều nền văn minh từ nhiều ngàn năm trước. Những di tích này chỉ là một phần rất nhỏ còn sót lại nhưng cũng đủ cho ta thấy trí óc của con người ở thời đại nào cũng giống nhau. Chỉ cần một thời gian ngắn liên tục là con người có khả năng phát triển tột bực. Vì vậy, không nên chủ quan cho rằng chỉ có thời đại này là văn minh nhất trong lịch sử loài người. Nếu chúng ta đã đưa được người lên tận mặt Trăng (?) và Hỏa Tinh (?) thì nhiều ngàn năm trước, cũng có thể cổ nhân đã thực hiện được.

       Mỗi thời đại đều có nét đặc sắc của nó. Không có thời đại nào phát triển giống thời đại nào. Ví dụ trong bài trước nói về kỹ thuật Cắt Xén Đá, xây Kim Tự Tháp, Thiên Văn không cần máy móc, Điện Lực không Dây, vân vân...thời đại đó họ làm một cách dễ dàng nhưng chúng ta không làm được. Ngược lại nhiều cái chúng ta đang có thì Họ không làm được. Dưới mặt trời không có gì là mới hết, mọi việc đều có thể xảy ra với trí tuệ kỳ diệu của con người.

       Trong phần này, chúng ta sẽ khảo sát những di tích về khoa học không gian của những nền văn minh xưa.


1. VIMANA


      Hầu như trong tất cả những bộ kinh thư cổ của Ấn đều nhắc đến những vật bay (Vimana) qua những cuốc chiến khốc liệt. Chiến tranh giữa các Vương quốc thời đó, chiến tranh với các nước lân bang. Nhiều tài liệu khác còn nói là Vương quốc Rama (cổ Ấn) đã đụng độ với Atlantis hơn 10,000 năm trước, và hai bên đã xử dụng tới nguyên tử lực cùng nhiều phi cơ có sức tàn phá dữ dội. Tuy nhiên, tôi không viết về văn minh Atlantis vì Atlantis có thể là một huyền thoại do triết gia Plato đặt ra. Tôi đã mất nhiều thời gian để nghiên cứu về Atlantis trong ngành Khảo Cổ nhưng không tìm được chứng tích. Nếu không có bằng chứng cụ thể được xác nhận bởi giới khảo cổ thì không thể đem vào bài được.



Vimana (Việt ngữ) có nghĩa là Vật Bay, được dùng rất nhiều trong những cổ thư của Ấn Độ, trong đó có cuốn Mahabharata (Việt ngữ) được viết cách đây 2500 năm trước. Cổ thư này được dịch sang Anh Ngữ vào năm 1883. Nó viết bằng tiếng Phạn (cổ ngữ Ấn), chứa hơn 70 ngàn câu hát vè, với khoảng 1.8 triệu chữ. Mahabharata được coi là một bộ sách sử của cổ Ấn chép lại những cuộc chiến của các Vương Quốc 10 ngàn năm trước Công Nguyên. Trong đó, nó bao gồm về Khoa Học, Địa dư, Lịch sử, Vũ khí, Tôn giáo, và Đạo Đức. Nó cũng viết về các lục địa của trái đất, các hành tinh khác, hàng trăm Vương Quốc, các Bộ tộc, và chiến lược Quân sự.

       Bộ kinh thư này gom gọn lại những truyền thuyết đã được truyền miệng lại qua nhiều thế hệ từ thời cổ xưa. Nó kể lại những Vật Bay (Vimana) mà các 'Thần' xử dụng và những trận chiến ác liệt với những vũ khí tàn bạo giống như hoả tiển, các tia năng lực tự phóng, và các loại 'bom' tiêu diệt hàng loạt.

       Khi mở đầu một buổi nói chuyện về Cổ Thư này, Đại tá Henry S. Olcott, một triết gia, luật sư, nhà văn, đã nói rằng: "Người cổ Hindu (những sắc dân bao gồm India, Pakistan, và Bangladesh hiện tại) đã thông hiểu không gian, không những làm chủ được nó, mà họ còn lâm chiến như diều hâu trên các tầng mây. Họ ắt hẳn đã biết mọi nghệ thuật và khoa học, bao gồm những tầng khí quyển, độ ẩm, mật độ, và hấp lực của từng loại khí..."

       Trong cổ thư này, có rất nhiều đoạn nói về những trận chiến xảy ra trên không trung, ví dụ có đoạn viết : "một vị Tướng tên Bhima đã bay trên Vimana (vật bay) với ánh sáng chói như mặt trời và phát ra âm thanh như sấm sét".


Vaimanika Shastra
(VYMAANIKA-SHAASTRA)

       Vào khoảng năm 1875, người ta khám phá trong một đền thờ một cổ thư viết bằng cổ ngữ Ấn có tên là Anshu Bodhini, được ghi chép lại 400 năm trước Công Nguyên (400 B.C) . Cuốn sách này nói về việc xử dụng các loại cổ Phi Thuyền, bao gồm cách điều khiển, bay đường dài, bảo vệ phi cơ không bị sét đánh, và làm cách nào chuyển động cơ sang hệ năng lượng mặt trời hoặc năng lượng thiên nhiên, có thể là loại động cơ chống hấp lực trái đất (anti gravity).


Maharishi Baradwaja
Tác giả cổ thư này là Maharishi Bharadwaja, một thiền sư rất nhiều quyền năng trong thời đại cổ Ấn (4-10 ngàn năm trước), đã được lịch sử Ấn Độ hiện đại nhắc đến rất nhiều như một vị Thánh. Ông là một Đạo sĩ, một chuyên gia cơ khí, và cũng là tác giả một bộ sách vĩ đại nói về cơ khí có tên là Yantra Sarwaswa (Cơ Khí Toàn Thư). Toàn bộ sách này đã thất lạc không ai tìm được, chỉ sót lại phần nhỏ. Nguyên thuỷ của cuốn Anshu Bodhini có đề cập đến 339 loại xe trên bộ, 783 loại tàu bè, và 101 loại phi cơ khác nhau.



Năm 1903, một học giả Ấn tên là Subbaraya Shastry đã thu góp tất cả tinh hoa của cuốn đó và lấy tên là Vaimanika Shastra, có nghĩa là "Khoa Học Phi Thuyền Không Gian". Cuốn sách đã được tiết lộ bởi viên giám đốc Học Viện Nghiên Cứu Ấn Độ, ông G.R. Josyer vào năm 1952. Ông Josyer nói rằng đã sưu tầm được nhiều cổ thư có lịch sử đến vài ngàn năm. Bộ sưu tầm này nói đầy về Vimana (Phi Thuyền) và kỹ thuật chế tạo nó. Riêng cuốn Vaimanika Shastra đã được dịch sang tiếng Ấn (Hindi) năm 1959, và nguyên bản đã xuất hiện trong Bảo tàng Rajakiya Sanskrit năm 1944. Nó gồm có 3000 câu vè trong 8 chương, và được coi là chứng tích của một lý thuyết cổ phi hành gia. Năm 1973, ông Josyer đã dịch nó sang Anh ngữ với tựa đề là "Khoa Học Phi Thuyền Không Gian, Bản Văn Từ Tiền Sử", cũng phát hành cùng năm với mức rất là giới hạn.

       Vaimanika Shastra mô tả rất nhiều và rất chi tiết về các loai phi cơ, bao gồm định nghĩa từng phi cơ, phi công, lộ trình bay, thực phẩm, quần áo, các loại hợp kim, sản phẩm từ kim loại, gương (kính) và cách xử dụng trong chiến tranh, nhiều lọai máy móc khác. Vaimanika chỉ là phần nhỏ (1/40) từ cổ thư Yantra Sarvaswa (Cơ Khí Toàn Thư)


Các Loại Phi Thuyền

      Trong cuốn Cơ Khí Toàn Thư, Phi Thuyền được chia làm ra làm 3 hạng: loại đi trong khoảng cách ngắn, loại đi qua lại các vương quốc, và loại đi từ hành tinh này qua hành tinh khác. Mỗi hạng có 2 loại là dân dụng và quân sự.

       Cổ thư này hoàn toàn nói về Phi Thuyền Không Gian, với công thức chế tạo nhiều loại phi thuyền dân dụng và cho chiến tranh. Có 25 loại Vimana (vật bay/lặn/xe) khác nhau, trong đó có 4 loại phi cơ là chi tiết nhất có tên là Tripura, Rukma, Sundara, Shakuna. Chúng được mô tả rất chi tiết từ kim loại gì, chế tạo cách nào, sức nặng, và mục tiêu xử dụng. Hệ thống năng lực đẩy Rimana bao gồm động cơ cánh quạt, động cơ phản lực, thủy ngân và năng lượng mặt trời.

Rukma Vimana
Chiếc này là loại Thủy Phi Cơ, nổi trên nước và bay trên không trung. Rukma có nghĩa là màu Vàng. Dùng năng lương mặt trời. Bánh đáp có thể thu vào mở ra. Có thể tăng tốc lên đến 725 dặm một giờ.







Sundara Vimana
Gồm 8 bộ phận chánh.Đặc điểm của nó là dùng sức đẩy phản lực. Một loại hỗn hợp của 3 loại dầu dùng làm nhiên liệu cùng với năng lượng mặt trời. Vỏ bọc làm bằng hợp kim. Nó có 5 động cơ, máy phát điện, máy phát gió, ống thải khói, và máy tạo nhiệt.











Tripura Vimana
Chiếc này có thể lặn dưới nước, chạy trên bờ và bay trên không. Động cơ dùng năng lượng mặt trời. Hợp kim cực kỳ nhẹ và có khả năng chống phóng xạ, chống lửa, chống thấm nước. 3 tầng. 








Shakuna Vimana
Loại này dùng khí đốt năng lượng để tạo ra sức quay cho chong chóng. Gồm 28 bộ phận, có sàn rộng, các cột trụ rỗng, 4 máy phát nhiệt, máy hút không khí qua các đường ống, nồi hơi nước, máy phát điện, 2 cánh, bồn nhiên liệu, động cơ tạo gió.




Một loại Thành Phố Nổi trong cổ thư
Ngoài ra, còn nhiều loại Vimana khác thiết kế như máy bay trực thăng, dùng để chở vật liệu như thuốc nổ và vũ khí. Có loại mô tả như điếu xì-gà. Có loại hai tầng có thể chở tới 400 người. Có một đoạn nói rất chi tiết về 31 bộ phận thiết yếu và 16 loại hợp kim (alloys) mà theo cổ thư đó nói rằng "không thể phá vỡ, không thể cắt, không cháy, và không thể tiêu diệt". Các bạn có nhớ trong phần 1C, người Ấn Độ vẫn còn cái Trụ kim lọai không rỉ sét sau 1000 năm không? Có thể đây là một trong những chứng tích của những hợp kim này. 







       Ngoài ra, cổ thư còn đề cập đến kỹ thuật tàng hình cho phi cơ và thiết kế cho phi công thấy được phi cơ kẻ thù, nghe được luôn họ nói gì, giống như radar. Suốt 8 chương của cổ thư đều nói về chi tiết cách chế tạo phi cơ, dùng bay trên không, lặn dưới nước, hoặc nổi trên mặt nước. Một phiên bản khác của Đề Đốc M.P.Rao từ Hội Hàng Không Ấn Độ (Aeronautical Society of India) cũng trích dịch trở lại cổ thư. Trong đó, Ông tóm gọn lại như một cẫm nang của Vimana. Các phần gồm có:


  • Huấn luyện phi công Vimana: am tường phi cơ, điều kiện sức khỏe ra sao, phải ăn những gì, quần áo loại gì để thích hợp với độ cao, chống lửa, chống lạnh: lụa, mica, da,..
  • Chi tiết 32 hệ thống điều hành trên phi cơ. 
  • Những bí mật của Vimana.
  • Kim loại chống lửa, chống nhiệt, không dẫn điện.
  • những bí mật về Radar, tàng hình, chiến lược tác chiến, bay trong khí hậu khắc nghiệt,...
  • Các tầng khí quyển: 5 tầng và tầng nào có năng lượng để xử dụng, tầng nào có nhiều gío, tầng nào có sức nóng mặt trời, tầng nào có luồng khí lạnh, tầng nào gió hay cuộn vào nhau,...
  • Hấp lực trái đất và Từ trường.
  • Bão Mặt Trời và hấp lực của nó.
  • Hấp lực Mặt Trăng.
  • Các lực trong vũ trụ và các hành tinh.
  • ngoài ra còn 500 nguyên tắc, quy luật về phi hành.
Và còn rất nhiều những cái khác và mỗi chương rất là chi tiết. Các bạn có thể tham khảo thêm trang này của Đề Đốc M.P.Rao






Khoa Học Không Gian 1:



Một loại Dĩa Bay Vinama theo Cổ Thư
Năm 1991, một phiên bản khác do David Childress xuất bản có tên là Vimana Aircraft of Ancient India & Atlantis (Phi Thuyền Vimana của Cổ Ấn và Atlantis) tóm gọn những kỹ thuật từ cổ thư, có 8 chương như sau:
  • Những bí mật chế tạo phi thuyền không thể vỡ, không cháy, và không thể tiêu diệt.
  • Bí mật giúp phi thuyền đứng yên trên không.
  • Bí mật khiến phi thuyền tàng hình
  • Cách nghe lén và dò âm thanh trong phi thuyền địch.
  • Cách thu hình ảnh bên trong phi thuyền địch.
  • Định hướng đường bay của phi thuyền địch.
  • Phương pháp gây bất tỉnh kẻ thù bên trong phi thuyền của họ
  • Chiến thuật tiêu diệt phi thuyền địch.
       Childress nói rằng đã tìm được bằng chứng về việc xử dụng "Cơ Khí Xoáy Thủy Ngân" (Mercury Vortex Engine) trong cổ thư Samarangana Sutradhara được viết 3000 năm trước bởi Vua Bhoja Dhar trong phần Kiến Trúc.


Khoa Học Không Gian 2:

       Sau đây là những tư tưởng lạ lùng xử dụng trong chiến tranh đã ghi trong những cổ thư, nó tương tự như "Binh Thư Yếu Lược" của Đức Trần Hưng Đạo:


Meghotpatti prakarana - xử dụng Mây và năng lực của Mây. 12 loại Mây, đặc tính của nó, 12 loại Mưa, 64 loại Sét , 32 loại Sấm khác nhau.

Dhooma prakarana - giải thích các xử dụng 'ảo hình 3 chiều' (hologram) 

Tylaprakarana - giải thích cách tạo Holograms của núi, rắn, sư tử, cọp,... để gây sợ hãi và bối rối cho kẻ thù.

Amshubodhinee - xử dụng tia nắng mặt trời và ánh sáng để khai thác năng lượng.

Darpana Prakarana - dùng gương và lăng kính để tạo hiệu ứng. 

Shadgarbha-viveka - dùng khói mù để tạo vũ khí tấn công qua sự nạp điện.

Rig-hridaya - dùng hơi độc.

Shabda Prakaashikaa - dùng cơ khí và điện tử để tạo âm thanh gây đau đớn, chấn động kẻ thù. 

Sowdaaminee kalaa’ - khoa học truyền hình, dò quét bên trong núi, trái đất và không gian. Máy bắt âm thanh.

Dhundinatha/Valmeeki Ganita - về khí quyển, đường bay, và sự xáo trộn áp xuất trong không khí khi bay.


Khoa Học Không Gian 3 : Tàng Hình

       Kỹ thuật dùng cho phi thuyền tàng hình của cổ Ấn cũng được ghi chép rất rỏ ràng, tôi xin tóm lược.

       Một hợp kim/hóa chất có tên là Tamogarbha loha đã được nghiên cứu và sản xuất tại phòng thí nghiệm. Nó rât nhẹ, màu đen, không rỉ sét. Nó có khả năng hấp thu ánh sáng (Giáo sư Robert Anderson của trường Đại Học San Jose State đã chứng kiến trong chuyến viếng thăm Ấn Độ năm 1991). Những hợp kim này hấp thu (absorption) ánh sáng rất cao, có loại trong suốt như gương. Loại khác có tên là Tamomaya Lohan thì tạo ảo giác. Vài kỹ thuật như pha trộn dung dịch mica với Neem (?) và Bhoonaaga (?) sau đó sơn lên vỏ phi thuyền và để tia nắng chiếu vào, phi thuyền sẽ hoà vào nền trời và trở nên không phân biệt được.



Tôi không rõ kỹ thuật phi cơ tàng hình Stealth Bomber B2 của Hoa Kỳ có dính dáng gì đến kỹ thuật trong cổ thư của Ấn Độ hay không. Trong cổ thư nói nhiều đến việc xử dụng hấp thu ánh sáng (thay vì phản chiếu) chung quanh khiến phi thuyền trong suốt như không khí. Sở dĩ mắt chúng ta thấy mọi vật vì nhờ ánh sáng dội ngược lại. Nếu nó thu hết ánh sáng chung quanh thì nó trở nên đồng hoá với ngoại cảnh. Nên nhớ rằng, sau khi đánh bại Đức Quốc Xã, Hoa Kỳ đã bắt được vô số khoa học gia Nazi cùng những tài liệu. Hitler đã có trong tay nhiều cổ thư của cổ Ấn nên đã sáng chế rất nhiều vũ khí mới lạ trong Đệ II thế chiến.

Khoa Học Không Gian 4 : Thủy Ngân và Phản Trọng Lực

       Một kỹ thuật độc đáo khác mà Vimana đã được mô tả là tốc độ và phản động lực. Những chiếc Vimana chiến đấu có khả năng lên thẳng và đổi góc độ một cách tức thời. Đó là vì chúng xử dụng sức mạnh của gió tạo ra từ Thủy Ngân, và cơ khí chống sức hút trái đất (anti gravity). Thủy Ngân vừa là chất lõng, vừa là kim loại, vừa dẫn điện. Và, một số Vimana được chế tạo trong cổ thư đều đã dùng Thủy Ngân. Đây là một chi tiết vô cùng quan trọng, một kỹ thuật mà cổ Ấn đã xử dụng hàng ngàn năm trước. Quan niệm Anti Gravity cho đến ngày nay chúng ta mới nghiên cứu và chỉ mới thực hiện được một phần. Đây là nguyên tắc Anti Gravity mà Vimana xử dụng:






Báo Anh, 1974, nói về Talpade
     Khi phối hợp Thủy Ngân và Cơ Khí Phản Trọng Lực này, các phi thuyền của cổ Ấn sẽ có tốc độ bay không thể lường được. Vào năm 1895, một nhà khoa học Ấn Độ tên là Talpade đã chế thử một phi cơ không người lái dựa theo mẫu trong Vimanika Shastra. Nó bay cao được 1500 ft (450 m) và bị rơi. Sau khi ông Talpade chết năm 1916, Anh Quốc đã lấy được phần còn lại của phi cơ để nghiên cứu.



Một Di Tích Khảo Cổ Kỳ Lạ:
(Đã được xác nhận)

Tác giả Lars Fischinger và Di Vật
Năm 1973, người ta đào được một vật thể kỳ lạ đã được giám định là hơn 15,000 năm. Nó được đặt tên là Wedge of Aiud (Hình). Vật thể này làm bằng kim loại mà sau chục ngàn năm vẫn còn nguyên vẹn. Các chuyên gia tin rằng vật này là một phần của một Vimana bởi vì niên kỷ của nó trùng hợp với Vimana. Nó chính là cái chân đáp của phi cơ. Nó đã được Lars Fischinger cùng Tiến Sĩ Niederkorn tại Học Viện Nghiên Cứu và Thiết Kế phân chất. Họ xác định 'chân đáp' này có 12 kim loại khác nhau, trong đó Nhôm có 89% (Nhôm mới khám phá ở thế kỷ 19), Đồng 6.2%, Silicon 2.84%, Kẽm 1.81%, Chì 0.41%,....Ông Fischinger nói rằng Nhôm cần tới kỹ thuật nóng 1000 độ F mới làm được. 

Thiết kế theo các Kỹ Sư
       Vào năm 1995, một nhà khảo cứu người Romani tên là Florian Gheorghita đem giám định lại một lần nữa. Lần này nó được gởi đến hai phòng thí nghiệm khác nhau: Viện Khảo Cổ Cluj-Napoca và một phòng thí nghiệm Thuỵ Sĩ (Swiss). Kết quả giám định Niên kỷ và Kim loại y như hai ông Fischinger và Niederkorn đã làm từ trước. Ông Gheorghita cũng đã gởi đến các kỹ sư hàng không để tìm hiểu vật thể này. Sau khi khảo sát hình thể, cấu trúc, độ mòn của đế (mặt đáy) và sự trầy xước trên mặt kim loại, các kỹ sư quả quyết đây chính là 'Chân Đáp' (landing gear) của một phi cơ! Trên Internet có hơn 13,000 trang nói về vật thể này. 


       

Chín (9) Cổ Thư:

Chưa hết, còn một cổ thư khác thì đề cập đến 9 cuốn Bí Kinh do Vua Asoka (Việt) (Anh) viết ra, giữ bí mật và chỉ định cho 9 nhà khoa học viết riêng ra. Vua Asoka sợ rằng nếu để nguyên bản thì sẽ gây ra đại họa cho nhân loại cho nên tách ra để phân tán nó. Vua Asoka là một vị vua tài giỏi bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ. (Theo kinh điển Hindu thì Atlantis đã có chiến tranh toàn diện với Vương Quốc Rama. Rama đã bị Asoka dùng vũ khí tối tân tiêu huỷ sau đó). Sau này Ông ngộ đạo và quy y Phật Pháp. Đại khái 9 Bí Kinh này nói về:

       Tuyên truyền và chiến tranh tâm lý, thực hiện 'đụng ai nấy chết, xử dụng vi trùng và dùng vi khuẩn để lọc nước, kỹ thuật luyện kim/làm vàng, cảm ứng truyền tin, xử dụng ánh sáng, vũ trụ, quản lý xã hội, tiên đoán, hấp lực trái đất,...

       Theo các sử gia thì cuốn thứ 6, nói về Bí Mật Hấp Lực, có thể còn quanh đâu đó, đã được giử tại một kho kinh bí mật tại Ấn Độ hoặc Tây Tạng. Tôi cho rằng có thể cuốn này đã lọt ra ngoài và Hitler đã có. Khi qua phần UFO chúng ta sẽ tìm hiểu thêm.


o o O o o


       Trên đây chỉ là một phần nhỏ trong các cổ thư, nếu liệt kê ra hết thì không có chỗ chứa trong bài này. Sơ lược cũng cho chúng ta thấy họ quá sức tân tiến, có thể nói là bỏ xa chúng ta trên phương diện khoa học không gian. Nên nhớ bộ cổ thư này đã có hơn 2,500 năm. Tôi tin rằng lúc ghi chép, họ hoàn toàn không có những thứ này mà chỉ là truyền chép lưu lại. Có nghĩa là nền văn minh chế Vimana này đã có cách đây 10 ngàn năm trước.


       Văn minh về khoa học không gian của cổ Ấn đã gây ngạc nhiên cho giới nghiên cứu hiện đại. Từ nhiều thập niên qua, kể từ khi khám phá ra những cổ thư này, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã âm thầm nghiên cứu những bí mật trong cổ thư, trong đó có Hoa Kỳ, Liên Sô, Pháp , Ý, Anh, Nhật, và ngay cả Trung quốc và Đức quốc xã (Nazi, Hitler).

       Cách đây nhiều năm trước, Trung Quốc đã lục lọi được một cổ thư bằng tiếng Phạn này tại Lhasa, Tây Tạng và đã gởi chúng đến Đại Học Chandrigarh để phiên dịch. Giáo sư Reyna tại Đại Học này nói rằng những tài liệu này chứa đựng nhiều dữ kiện để chế tạo các phi thuyền không gian ra vũ trụ. Và khoảng năm 1930, Hitler đã gởi nhiều chuyên viên sang Ấn Độ và Tây Tạng để thu thập tất cả các cổ thư có liên quan đến kỹ thuật chế tạo phi thuyền của hai nước này.



Dĩa Bay Động Cơ Mercury Vortex Engine?
       Sở dĩ những cổ thư này có giá trị là vì trong đó, chứa toàn những kỹ thuật cơ khí hoàn toàn mới lạ mà khoa học ngày nay đang bắt đầu nghiên cứu. Theo sự suy đoán của tôi thì có thể, một số những kỹ thuật không gian của các nước tân tiến như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Liên Sô,...đều bắt nguồn từ những cổ thư này. Thủy Ngân (Mercury) là một kỹ thuật vô cùng quan trọng trong khoa học phi thuyền không gian mà ngày nay Hoa Kỳ bắt đầu xử dụng. Họ đã chế được động cơ đĩa bay với 2 kỹ thuật này (phối hợp năng lực Thủy Ngân và Gyroscope)... từ lâu rồi. Động cơ này gọi là Mercury Vortex Engine.

(còn tiếp Phần 2)


Xem tiếp Văn Minh Cổ : Phi Thuyền: Phần 2